Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Vicente Aleixandre - Giải Nobel Văn học năm 1977


Vicente Aleixandre (26 tháng 4 năm 1898 – 14 tháng 12 năm 1984) – nhà thơ Tây Ban Nha, đại diện của “thế hệ 27 tuổi”, một hiện tượng của thơ ca Tây Ban Nha thế kỷ XX, người đoạt giải Nobel Văn học năm 1977 “vì những tác phẩm thơ xuất sắc thể hiện vị trí của con người trong vũ trụ và trong xã hội hiện đại, đồng thời là chứng cứ thuyết phục về sự phục hồi của các truyền thống thơ ca Tây Ban Nha vào thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”. Ông là một trong những nhà thơ đồng tính vĩ đại nhất của văn học Tây Ban Nha cùng với Cernuda và Lorca. Sự u sầu của thơ ông cũng là nỗi u sầu của những tình yêu thất bại hoặc phù du, sớm nở tối tàn. 

Tiểu sử:

Là con cả trong một gia đình kỹ sư xây dựng đường sắt; từ những năm còn nhỏ Aleixandre đã say mê đọc truyện cổ của Andersen, Grim, Iliat của Homer, tác phẩm của Arthur Conan Doyle, Dostoevsky, Schiller... Học luật và kinh tế tại Đại học Tổng hợp Madrid; ông làm phụ giảng tại trường thương mại rồi chuyển sang Cục quản lí đường sắt. 

Năm 1925 Aleixandre bị ốm rất nặng, không còn khả năng tham gia vào các công việc khác mà dồn toàn bộ sức lực cho văn chương. Tuyển tập thơ đầu tiên của ông Ranh giới xuất hiện năm 1928. Năm 1933, ông nhận giải thưởng văn chương quốc gia cho tác phẩm Hủy diệt hay yêu thương rồi năm 1944 xuất bản cuốn Bóng Thiên đường, một bài ca viễn tưởng về hạnh phúc và cái đẹp của một con người trước ngưỡng cửa cái chết. Năm 1950, ông trở thành thành viên Viện Hàn lâm Tây Ban Nha.

Năm 1977 ông được trao giải Nobel. Bệnh nhân Aleixandre không có mặt tại lễ trao giải. Huy chương Nobel và bằng chứng nhận được người phiên dịch của ông nhận giúp. Nhà thơ nói rằng ông rất lấy làm tiếc là đã không được đọc Diễn từ Nobel để nói một vài lời tốt đẹp về bạn bè, về “thế hệ 27 tuổi”. Và trong cuộc đời của ông đã xảy ra một sự kiện, là sự chứng nhận cho thái độ của quốc gia đối với nhà thơ – vua Tây Ban Nha Juan Carlos đã đến thăm nhà thơ đang bị bệnh và trao tặng ông Huân chương Đại Thập tự. 
Thơ của Aleixandre quyến rũ, mong manh, u sầu nhưng không buồn chán. Đó là nguồn sống tinh thần không cạn kiệt của đất nước Tây Ban Nha. 
“Người cô đơn muôn thuở” Aleixandre mất ngày 14-12-1984 ở thủ đô Madrid.

Tác phẩm:

* Môi trường quanh ta (Ambito, 1928), thơ
* Lưỡi gươm như làn môi (Espadas como labios, 1932), thơ
* Hủy diệt hay yêu thương (La destruccion o el amor, 1933), thơ
* Niềm đam mê của đất (Pasion de la tierra, 1928-1929, in1935), thơ
* Bóng thiên đường (Sombra del parasio,1944), thơ
* Thế giới thống nhất (Mundo a solas, 1936, in 1950)
* Truyện trái tim (Historia del corazon, 1954), thơ
* Gặp gỡ (Los encuentros, 1958), hồi kí.
* Thơ tình (Poemas amorosos, 1960), thơ.
* Trong quyền lực của sự phù du (En un vasto dominio, 1962), thơ.
* Thơ tiêu thụ (Poemas de la consumacion, 1968), thơ.
* Đối thoại về sự nhận thức (Dialogos del conocimiento, 1974), thơ.
* Âm thanh cuộc chiến (Sonido de la guerra, 1978), thơ
* Thư từ (Epistolario, 1986), thơ


Một số bài thơ


SỰ THỐNG NHẤT TRONG EM

Hạnh phúc tuôn chảy xuống tay anh
trong gương mặt của em cuộc đời đầy ắp
nơi bay liệng những con chim không thể nào bắt được
bay về nơi không một thứ gì quên.

Thân thể của người yêu, hồng ngọc, kim cương
tia nắng mặt trời trong vòng tay ôm ấp
bay vào trong những lời làm phép thuật
những lời bùa phép của răng.

Bởi vì anh muốn chết nên anh lao vào em
bởi vì anh muốn được hồi sinh trong lửa
vì không khí anh không cần, anh không biết thở
chỉ đám cháy lửa bừng
trong vực đốt môi anh.

Em đừng lấy tay che mặt
đừng đốt đam mê của cuộc đời mình
hãy cho anh nhìn vào nơi dịu dàng, sâu thẳm nhất
nơi đó, khi chết rồi anh muôn thuở hồi sinh.

Tình yêu hay là chết, nhưng khi yêu anh muốn
anh muốn chết, muốn trở thành máu thịt của em
thành tầng lò thu hẹp trong thân thể ấm nồng
cuồn cuộn dưới da, ở bên rìa cuộc sống.

Nụ hôn trên bờ môi em như kéo dài, đau đớn
như gương nước biển sôi lên
như đôi cánh vẫy vùng
những ngón tay trên làn da ve vuốt
và ánh sáng trên mái tóc dương dương tự đắc
ánh sáng hay là con dao trên cổ của anh
con dao đã không thể nào chia cắt
sự thống nhất của thế giới chúng mình.
1934.


Unidad en ella 


Cuerpo feliz que fluye entre mis manos, 

rostro amado donde contemplo el mundo, 
donde graciosos pájaros se copian fugitivos, 
volando a la región donde nada se olvida. 

Tu forma externa, diamante o rubí duro, 

brillo de un sol que entre mis manos deslumbra, 
cráter que me convoca con su música íntima, con esa 
indescifrable llamada de tus dientes. 

Muero porque me arrojo, porque quiero morir, 

porque quiero vivir en el fuego, porque este aire de fuera 
no es mío, sino el caliente aliento 
que si me acerco quema y dora mis labios desde un fondo. 

Deja, deja que mire, teñido del amor, 

enrojecido el rostro por tu purpúrea vida, 
deja que mire el hondo clamor de tus entrañas 
donde muero y renuncio a vivir para siempre. 

Quiero amor o la muerte, quiero morir del todo, 

quiero ser tú, tu sangre, esa lava rugiente 
que regando encerrada bellos miembros extremos 
siente así los hermosos límites de la vida. 

Este beso en tus labios como una lenta espina, 

como un mar que voló hecho un espejo, 
como el brillo de un ala, 
es todavía unas manos, un repasar de tu crujiente pelo, 
un crepitar de la luz vengadora, 
luz o espada mortal que sobre mi cuello amenaza, 
pero que nunca podrá destruir la unidad de este mundo.



GIẤC MƠ

Có những giây phút cô đơn
Khi con tim lặng im, bỗng nhiên hiểu rằng không yêu nữa.
Lấy sức đứng dậy: nhìn buổi sáng tối tăm.
Còn trên giường em, có ai đấy đang say sưa ngủ.
Có thể là em… nhưng mà không: em thơ thẩn trong phòng
Buồn bã, lặng im. Mưa rơi ngoài cửa sổ.
Bình minh sương mờ. Đến đó đã cô đơn!
Em ngó nhìn. Quần áo treo trong phòng
Bầu trời nặng nề, nước rơi, và căn phòng nhỏ
Giữa bình minh xám ngắt ngoài cửa sổ.

Em ngồi im, cúi đầu xuống bàn tay
Tay chống lên bàn. Ghế không kêu cót két.
Chỉ nghe ra đều đều hơi thở của ai
Của ai đó rất dịu dàng, xinh đẹp
Quên trên giường giấc mộng về em, tình yêu đã chết
Còn em – chỉ là giấc mộng của người.
1954.


El sueño 


Hay momentos de soledad en que el corazón reconoce, atónito, que no ama. 

Acabamos de incorporarnos, cansados: el día oscuro. 
Alguien duerme, inocente, todavía sobre ese lecho. 
Pero quizá nosotros dormimos...         
Ah, no: nos movemos. 
Y estamos tristes, callados. La lluvia, allí insiste. 
Mañana de bruma lenta, impiadosa. ¡Cuán solos! 
Miramos por los cristales. Las ropas, caídas; 
el aire, pesado; el agua, sonando. Y el cuarto, 
helado en este duro invierno que, fuera, es distinto. 
     
Así te quedas callado, tu rostro en tu palma. 
Tu codo sobre la mesa. La silla, en silencio. 
Y sólo suena el pausado respiro de alguien, 
de aquella que allí, serena, bellísima, duerme 
y sueña que no la quieres, y tú eres su sueño.


NGÀY NỬA ĐÊM

Tuổi trẻ của ta, ngươi từng là nữ hoàng
Quả thật, không lâu. Từng yêu phương Bắc
Hoa hồng từ trường. Hoa của gió. Bước ngoặt
Ô, giữa ngày yêu thương.

Yêu vực thẳm. Ngọn gió diều hâu. Lông hồng
Yêu nửa đêm. Những ngôi sao trong vực.

Ngọn lửa sâu của tinh cầu xanh biếc
Ngôi sao giữa đại dương. Con cá nói trên trời
Ngươi giẫm lên những chòm sao, yêu bầu trời
Khi ngủ trong mây, khi ngủ say trong vực
Đổ xuống như thác, với bọt nước mỉm cười.

Yêu sự hài hòa trong sự hỗn mang
Khi bay lên trời, khi lao xuống vực
Ô, sự vẹn toàn không chia cách
Ngày, trong tình yêu, cứ ngỡ là đêm!
1968.


Canción del día noche 


Mi juventud fue reina. 

Por un día siquiera. Se enamoró de un Norte. 
Brújula de la Rosa. De los vientos. Girando. 
Se enamoró de un día. 

Se fue, reina en las aguas. Azor del aire.Pluma. 

Se enamoró de noche. Bajo la mar, las luces. 

Todas las hondas luces de luceros hondísimos. 

En el abismo estrellas. Como los peces altos. 
Se enamoró del cielo, donde pisaba luces. 
Y reposó en los vientos, mientras durmió en las olas. 

Mientras cayó en cascada, y sonrió,en espumas. 

Se enamoró de un orden. Y subvertió sus gradas. 
Y si ascendió al abismo, se despeñó a los cielos. 
Ay, unidad del día en que, en amor, fue noche.



NHÀ THƠ HỒI TƯỞNG CUỘC ĐỜI MÌNH

Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ?
Hamlet.

Cả đời anh thấy những giấc mơ
Còn ngủ – là không sống. Cuộc đời cho thiên hạ
Sống – là không thở bằng những lời buồn bã
Những lời vẫn sống quanh ta.
Sống trong lời? Nhưng lời không muôn thuở
Tiếng động ngọt ngào nhưng sẽ mất đi
Như đêm trăng này. Như bình minh xa
Như ngày gom những tia nắng cuối
Đập vào mắt ta.
Hãy cứ để ngày hôn em khi khép bờ mi lại
Em hãy ngủ.
Đêm rất dài, nhưng đêm đã đi qua.
1972.


El poeta se acuerda de su vida 


To die, to sleep; To sleep: perchance to dream? 

Hamlet. 

Perdonadme: he dormido. 

Y dormir no es vivir. Paz a los hombres. 
Vivir no es suspirar o presentir palabras que aún nos vivan. 
¿Vivir en ellas? Las palabras mueren. 
Bellas son al sonar, mas nunca duran. 
Así esta noche clara. Ayer cuando la aurora 
o cuando el día cumplido estira el rayo 
final, ya en tu rostro acaso. 
Con tu pincel de luz cierra tus ojos. 
Duerme. 
La noche es larga, 

pero ya ha pasado.


TÔI VIẾT ĐỂ CHO AI?


Tôi viết để cho ai? Đôi khi một nhà báo, phóng viên

hoặc một người nào đấy vì tò mò đã hỏi tôi như vậy.

Dĩ nhiên là tôi không phải viết cho ông chủ

với quần áo bảnh bao, với mày râu giận dữ
và những ngón tay chỉ trỏ giữa sóng nhạc buồn. 

Tôi cũng coi khinh những cỗ xe sang trọng, đắt tiền

(mà bên trong là quí bà đeo kính, mặt lạnh như băng
và thái độ khinh khỉnh, coi người như cỏ rác).

Tôi viết, có lẽ, cho những người mà thơ tôi không đọc.

Chẳng hạn như người phụ nữ chạy trên phố vội vàng
tựa như sợ mình sẽ chậm để mở cửa cho ánh bình minh. 

Hoặc viết cho ông cụ già đang ngồi chơi trên ghế đá

mà không hề để ý rằng ánh mặt trời buổi hoàng hôn
đang âu yếm ve vãn ông bằng tia sáng của mình. 

Tôi viết cho tất cả những người không phải là bạn đọc

không quan tâm, nhưng họ vẫn cần tôi
mặc dù tôi là ai họ không cần biết.

Tôi viết cho cô gái khi đi trên đường đã đưa mắt nhìn tôi

bởi chúng tôi là những người đồng hành giữa cuộc đời này. 

Tôi viết cho bà cụ già đang ngồi bên ngưỡng cửa

người đã sinh ra bao cuộc đời, bàn tay đã run run.

Tôi viết cho những kẻ đang yêu, những kẻ qua đường

những người mà trong đôi mắt luôn có một nỗi buồn
và cho những người thậm chí không thèm nhìn ai hết
tôi viết cho người đột ngột ngã lăn đùng ra chết
vì ông đã gọi chúng ta mà ta chẳng nghe thấy lời ông. 

Tôi viết cho tất cả. Nhưng trước hết, xin nhắc lại rằng –

tôi viết cho những người mà thơ tôi không đọc.
tôi viết cho từng người riêng lẻ, cho cả đám đông
cho những bờ môi, cho những đôi tai, cho những trái tim
mà có thể không nghe tôi nhưng lời của tôi thì nghe được.

Para quién escribo?

¿Para quién escribo?, me preguntaba el cronista, el periodista

o simplemente el curioso.

No escribo para el señor de la estirada chaqueta, ni para su bigote

enfadado, ni siquiera para su alzado índice
admonitorio entre las tristes ondas de música.

Tampoco para el carruaje, ni para su ocultada señora

(entre vidrios, como un rayo frío, el brillo de los
impertinentes).

Escribo acaso para los que no me leen. Esa mujer que

corre por la calle como si fuera a abrir las puertas
a la aurora.

O ese viejo que se aduerme en el banco de esa plaza

chiquita, mientras el sol poniente con amor le toma,
le rodea y le deslíe suavemente en sus luces.

Para todos los que no me leen, los que no se cuidan de

mí, pero de mí se cuidan (aunque me ignoren).

Esa niña que al pasar me mira, compañera de mi

ventura, viviendo en el mundo.

Y esa vieja que sentada a su puerta ha visto vida,

paridora de muchas vidas, y manos cansadas.

Escribo para el enamorado; para el que pasó con su

angustia en los ojos; para el que le oyó; para el que
al pasar no miró; para el que finalmente cayó cuando
preguntó y no le oyeron.

Para todos escribo. Para los que no me leen sobre todo

escribo. Uno a uno, y la muchedumbre. Y para los
pechos y para las bocas y para los oídos donde, sin
oírme, está mi palabra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét