Fredéric Mistral (1830-1914) – nhà thơ Provence (Pháp) đoạt giải Nobel Văn học 1904 (cùng với nhà viết kịch Tây Ban Nha José Echegaray) “nhằm ghi nhận sự độc đáo và cảm hứng thực sự của các tác phẩm thơ phản ánh trung thành khung cảnh tự nhiên và tinh thần bản xứ của người dân, và ngoài ra, ghi nhận công việc quan trọng của ông như là một nhà ngữ văn Provence”. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provence. Frederic Mistral là thành viên sáng lập của Félibrige và là thành viên của Viện Hàn lâm Marseille.
Tiểu sử:
F.
Mistral sinh ngày 8 tháng 9 năm 1830 tại làng Maillane, Pháp, giữa Avignon và
Arles của thung lũng sông Rhône. Ông lớn lên giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu
của quê hương, giữa những người dân quê và ông sớm quen với công việc của họ. Bố
ông là một trại chủ giàu có, người toàn tâm toàn ý với những phong tục của đức
tin và tổ tiên. Mẹ ông nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ông qua những bài hát và
truyền thống quê hương. Trong suốt thời gian theo học ở Avignon, cậu bé đã đọc
những tác phẩm của Homer và Virgil, những tác phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc
trong tâm hồn ông. Một trong các giáo sư, nhà thơ Joseph Roumanille, đã thổi
vào ông tình yêu tha thiết đối với tiếng mẹ đẻ, tiếng Provence. Năm 1851 ông tốt
nghiệp Đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm
1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige - Hiệp hội Hỗ
trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provence, xuất bản tạp chí Almanach Provence
cùng Joseph Roumanille. Suốt đời F. Mistral hoạt động không mệt mỏi cho
Félibrige và mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provence.
Năm 1859 ông xuất bản thiên trường ca Miréio, viết về một cô gái thôn quê ngoan ngoãn và xinh đẹp không thể lấy được người mình yêu vì bố cô không đồng ý. Tuyệt vọng, cô trốn nhà đến nương nhờ tại một nhà thờ nơi hành hương của những người theo đạo Three Saint Marys trên đảo Camargue, vùng châu thổ sông Rhône. Tác giả đã kể lại một cách quyến rũ tình yêu trẻ trung của cô gái và mô tả bằng nghệ thuật bậc thầy cuộc chạy trốn của cô qua cao nguyên Crau lởm chởm đá. Kiệt sức vì cái nắng như thiêu như đốt của vùng Camargue, cô gái trẻ bất hạnh cuối cùng cũng đến được nhà thờ để chết. Nơi đó, trong ảo ảnh, ba vị thánh Mary đã hiện lên trước mắt cô đúng lúc cô trút hơi thở cuối cùng. Bi kịch tình yêu này được nhiều nhà thơ lớn của nước Pháp đánh giá cao. A. Lamartine vốn là một người luôn cẩn trọng vẫn bị quyến rũ bởi những tác phẩm hay, đã viết: “Một nhà thơ vĩ đại đã ra đời". Ông so sánh thơ của F. Mistral với một hòn đảo trong quần đảo, một Delos trôi nổi đã phải tự tách mình ra khỏi quần thể để âm thầm đến với Provence ngát hương.
Năm
1875 F. Mistral xuất bản tập thơ Những hòn đảo vàng, gồm những bài thơ trữ tình
bất hủ. Cuốn từ điển Provence - Pháp Kho báu Félibrige là tác phẩm độc đáo của
ông, mang tính bách khoa thư, chứa đựng những kiến thức phong phú về phương ngữ,
văn học dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng của một nền văn hóa. Năm 1890
ông hoàn thành vở kịch duy nhất của mình là Nữ hoàng Jano. Năm 1904, năm
thứ 50 của phong trào Félibrige, F. Mistral nhận giải Nobel (cùng với nhà viết
kịch Tây Ban Nha J. Echegaray) vì lí tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao
cho sự phục hồi tinh thần dân tộc. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo
tàng Văn hóa Dân gian Provence.
F. Mistral mất ngày 25-3-1914 do bị cảm lạnh khi đang nghiên cứu văn khắc trên
quả chuông nhà thờ Mainllane, để lại những câu thơ khiến người ta nghĩ rằng:
các nền văn minh có thể chết nhưng không bao giờ biến mất. Thơ của ông được dịch
ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.
Tác phẩm:
*Miréio (1859), trường ca
*Calendau (1867), trường ca
*Những hòn đảo vàng (Lis isclo d'or, 1876), tập thơ
*Nerto(1884), thơ.
*Kho báu Felibrige (Lou tresor dóu Félibrige, 1878-1886), từ điển
*Nữ hoàng Jano (La Rèino Jano, 1890), kịch
*Trường ca sông Rhone (Lou Pouèmo dóu Rhone, 1897), trường ca
*Hồi kí Mistral (Moun espelido: memori è raconte, 1906), hồi kí
*Mùa thu hoạch oliu (Les oulivado,1912), tập thơ
ÔI, MAGALI
Tác phẩm:
*Miréio (1859), trường ca
*Calendau (1867), trường ca
*Những hòn đảo vàng (Lis isclo d'or, 1876), tập thơ
*Nerto(1884), thơ.
*Kho báu Felibrige (Lou tresor dóu Félibrige, 1878-1886), từ điển
*Nữ hoàng Jano (La Rèino Jano, 1890), kịch
*Trường ca sông Rhone (Lou Pouèmo dóu Rhone, 1897), trường ca
*Hồi kí Mistral (Moun espelido: memori è raconte, 1906), hồi kí
*Mùa thu hoạch oliu (Les oulivado,1912), tập thơ
ÔI, MAGALI
-
Ôi Magali, ôi thiên thần của anh
Hãy thức dậy và nhìn ra cửa sổ
Tiếng lục lạc của anh đang kêu đó
Cùng với tiếng vĩ cầm.
Trời đầy sao và đợi ánh bình minh
Nhưng mà em hãy hiện
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em.
“Hãy để tôi yên cùng với cây đàn
Tôi không yêu những lời dại dột
Còn nếu không, tôi như con cá chạch
Sẽ lặn vào giữa sâu thẳm màu xanh”.
- Ôi Magali, Magali của anh
Nếu mà em trở thành con cá chạch
Thì anh sẽ làm người đi câu bắt
Và em sẽ là của anh.
“Nhưng một khi vằng lưới anh chưa buông
Thì tôi đã thành con chim bay vào bụi
Và sẽ mỉm cười anh đau khổ với
Đống vằng lưới của anh”.
- Ôi Magali, nếu như em trở thành
Con chim bay vào bụi
Thì anh làm người săn chim cùng với lưới
Và em sẽ là của anh.
“Thì khi đó tôi cất cánh bay cao
Và sẽ hoá thành đám mây, xa thẳm
Tôi sẽ bay về nơi cuối tận
Theo gió, đuổi những con tàu”.
- Ôi Magali, nếu em theo ngọn gió
Bay về chốn xa xăm
Thì anh sẽ hoá thành bão tố
Và em sẽ là của anh.
“Trước bão tố tôi sẽ không đầu hàng
Đã có mặt trời che chở
Nơi đó tôi cháy như ngọn lửa
Và toả ánh hào quang!”
- Nếu em thành ánh sáng, Magali của anh
Thì anh sẽ hoá thành con rắn biển
Dưới ánh mặt trời anh sưởi ấm
Và em sẽ là của anh.
“Không ánh sáng, chẳng lửa hồng
Sẽ không trao cho con rắn
Tôi sẽ hoá thành trăng lạnh
Sẽ bơi trên mặt đất ngủ mơ màng…”
- Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng
Ánh trăng trong đêm vắng
Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng
Và em sẽ là của anh.
“Lời gian dối không thể chiếm được tôi
Tôi sẽ tìm ra lối thoát
Sẽ hoá thành một rừng cây
Và sẽ đeo vỏ cây bì lên mặt…”
- Ôi Magali, Magali, em cứ việc
Cứ là một rừng xanh
Còn anh sẽ là dây trường xuân quấn chặt
Và em sẽ là của anh.
“Tôi sẽ vào tu viện, theo con đường
Thoát cõi đời lăng xăng, bận rộn
Để sống trong nghiêm khắc, lặng yên, màu trắng
Giữa lời nguyện cầu và sự trắng trong…”
- Ôi Magali, nơi đó em trở thành
Một Nàng dâu của Chúa
Còn anh sẽ thành cái bàn hầu hạ
Và em sẽ là của anh.
“Không! Nếu bằng sức mạnh hoặc láu lỉnh, tinh ranh
Mà người ta cho anh vào tu viện
Thì sẽ thấy một nấm mồ khói hương bay quyện
Và cây thập ác, mô đất mới đắp lên!”
- Ôi Magali, nếu em cứ giấu mình
Trong ngôi mồ bí ẩn
Thì anh đây sẽ đi về đất lạnh
Để em sẽ là của anh.
“Khoan, đừng vội đi đâu… em sẽ ra ngoài hiên
Để cho, không một ai nghe thấy
Chiếc nhẫn pha lê này, anh cầm lấy
Và hãy đừng quên, đừng phụ tình em…”
- Ôi Magali của anh!...
Bây giờ em hãy nhìn
Con tim này này mở rộng
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em!
O Magali
O, Magali, ma tant amado,
Mete la tèsto au fenestroun !
Escouto un pau aquesto aubado
De tambourin e de vióuloun.
Es plen d'estello aperamount !
L'auro es toumbado ;
Mai lis estello paliran,
Quand te veiran !
— Pas mai que dóu murmur di broundo
De toun aubado iéu fai cas !
Mai ièu m'envau dins la mar bloundo
Me faire anguielo de roucas.
— O, Magali ! se tu te fas
Lou pèis de l'oundo,
Ièu lou pescaire me farai,
Te pescarai !
— Oh ! mai, se tu te fas pescaire,
Ti vertoulet quant jitaras,
Ièu me farai l'aucèu voulaire,
M'envoularai dins li campas.
— O, Magali ! se tu te fas
L'aucèu de l'aire,
Ièu lou cassaire me farai,
Te cassarai…
— I perdigau, i bouscarido,
Se vènes, tu, cala ti las,
Ièu me farai l'erbo flourido
E m'escoundrai dins li pradas.
— O, Magali ! se tu te fas
La margarido,
Ièu l'aigo lindo me farai,
T'arrousarai.
— Se tu te fas l'aigueto lindo,
Ièu me farai lou nivoulas,
E lèu m'enanarai ansindo
A l'Americo, perabas !
— O, Magali ! se tu t'en vas
Alin is Indo,
L'auro de mar iéu me farai,
Te pourtarai !
— Se tu te fas la marinado,
Iéu fugirai d'un autre las :
Iéu me farai l'escandihado
Dóu grand soulèu que found lou glas !
— O, Magali ! se tu te fas
La souleiado,
Lou verd limbert iéu me farai
E te béurai !
— Se tu te rendes l'alabreno
Que se rescound dins lou bartas,
Iéu me rendrai la luno pleno
Que dins la niue fai lume i masc !
— O, Magali ! se tu te fas
Luno sereno,
Ièu belo nèblo me farai,
T'acatarai !
— Mai se la nèblo m'enmantello,
Tu, per acò, noun me tendras;
Ièu, bello roso vierginello
M'espandirai dins l'espinas !
— O, Magali ! se tu te fas
La roso bello,
Lou parpaioun iéu me farai,
Te besarai !
— Vai, calignaire, courre, courre !
Jamai, jamai m'agantaras.
Iéu de la rusco d'un grand roure
Me vestirai dins lou boucas.
— O, Magali ! se tu te fas
L'aubre di mourre,
Ièu, lou clot d'èurre me farai,
T'embrassarai !
— Se me vos prene à la brasseto,
Rèn qu'un vièi chaine arraparas ...
Iéu me farai blanco moungeto
Dòu mounastié dóu grand Sant Blas !
— O, Magali ! se tu te fas
Mounjo blanqueto,
Ièu, capelan, counfessarai,
E t'ausirai !
— Se dòu couvènt passes li porto,
Tóuti li mounjo trouvaras
Qu'à moun entour saran pèr orto,
Car en susàri me veiras !
— O, Magali ! se tu te fas
La pauro morto,
Adounc la terro me farai,
Aqui t'aurai !
— Aro coumence enfin de creire
Que noun me parles en risènt.
Vaqui moun aneloun de vèire
Per souvenènço, o bèu jouvènt !
— O, Magali ! me fas de bèn !...
Mai, tre te vèire,
Ve lis estello, Magali,
Coume an pali !
GỬI LOUIS
Tình đốt lên ngọn lửa
Ngọn lửa cháy bừng lên
ánh hào quang rạng rỡ
Trong ánh mắt người tình.
Giờ nỗi buồn vây quanh
Như bóng đêm dày đặc
Nhưng sẽ đến hào quang
Khoảnh khắc cần nắm bắt.
Hỡi chàng trai si tình
Tình yêu như đồng cỏ
Giao cho người cắt cỏ.
Bông hoa đỏ cháy lên
Xin nói cùng người bạn
Hãy trao cho dao chạm.
Hãy thức dậy và nhìn ra cửa sổ
Tiếng lục lạc của anh đang kêu đó
Cùng với tiếng vĩ cầm.
Trời đầy sao và đợi ánh bình minh
Nhưng mà em hãy hiện
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em.
“Hãy để tôi yên cùng với cây đàn
Tôi không yêu những lời dại dột
Còn nếu không, tôi như con cá chạch
Sẽ lặn vào giữa sâu thẳm màu xanh”.
- Ôi Magali, Magali của anh
Nếu mà em trở thành con cá chạch
Thì anh sẽ làm người đi câu bắt
Và em sẽ là của anh.
“Nhưng một khi vằng lưới anh chưa buông
Thì tôi đã thành con chim bay vào bụi
Và sẽ mỉm cười anh đau khổ với
Đống vằng lưới của anh”.
- Ôi Magali, nếu như em trở thành
Con chim bay vào bụi
Thì anh làm người săn chim cùng với lưới
Và em sẽ là của anh.
“Thì khi đó tôi cất cánh bay cao
Và sẽ hoá thành đám mây, xa thẳm
Tôi sẽ bay về nơi cuối tận
Theo gió, đuổi những con tàu”.
- Ôi Magali, nếu em theo ngọn gió
Bay về chốn xa xăm
Thì anh sẽ hoá thành bão tố
Và em sẽ là của anh.
“Trước bão tố tôi sẽ không đầu hàng
Đã có mặt trời che chở
Nơi đó tôi cháy như ngọn lửa
Và toả ánh hào quang!”
- Nếu em thành ánh sáng, Magali của anh
Thì anh sẽ hoá thành con rắn biển
Dưới ánh mặt trời anh sưởi ấm
Và em sẽ là của anh.
“Không ánh sáng, chẳng lửa hồng
Sẽ không trao cho con rắn
Tôi sẽ hoá thành trăng lạnh
Sẽ bơi trên mặt đất ngủ mơ màng…”
- Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng
Ánh trăng trong đêm vắng
Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng
Và em sẽ là của anh.
“Lời gian dối không thể chiếm được tôi
Tôi sẽ tìm ra lối thoát
Sẽ hoá thành một rừng cây
Và sẽ đeo vỏ cây bì lên mặt…”
- Ôi Magali, Magali, em cứ việc
Cứ là một rừng xanh
Còn anh sẽ là dây trường xuân quấn chặt
Và em sẽ là của anh.
“Tôi sẽ vào tu viện, theo con đường
Thoát cõi đời lăng xăng, bận rộn
Để sống trong nghiêm khắc, lặng yên, màu trắng
Giữa lời nguyện cầu và sự trắng trong…”
- Ôi Magali, nơi đó em trở thành
Một Nàng dâu của Chúa
Còn anh sẽ thành cái bàn hầu hạ
Và em sẽ là của anh.
“Không! Nếu bằng sức mạnh hoặc láu lỉnh, tinh ranh
Mà người ta cho anh vào tu viện
Thì sẽ thấy một nấm mồ khói hương bay quyện
Và cây thập ác, mô đất mới đắp lên!”
- Ôi Magali, nếu em cứ giấu mình
Trong ngôi mồ bí ẩn
Thì anh đây sẽ đi về đất lạnh
Để em sẽ là của anh.
“Khoan, đừng vội đi đâu… em sẽ ra ngoài hiên
Để cho, không một ai nghe thấy
Chiếc nhẫn pha lê này, anh cầm lấy
Và hãy đừng quên, đừng phụ tình em…”
- Ôi Magali của anh!...
Bây giờ em hãy nhìn
Con tim này này mở rộng
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em!
O Magali
O, Magali, ma tant amado,
Mete la tèsto au fenestroun !
Escouto un pau aquesto aubado
De tambourin e de vióuloun.
Es plen d'estello aperamount !
L'auro es toumbado ;
Mai lis estello paliran,
Quand te veiran !
— Pas mai que dóu murmur di broundo
De toun aubado iéu fai cas !
Mai ièu m'envau dins la mar bloundo
Me faire anguielo de roucas.
— O, Magali ! se tu te fas
Lou pèis de l'oundo,
Ièu lou pescaire me farai,
Te pescarai !
— Oh ! mai, se tu te fas pescaire,
Ti vertoulet quant jitaras,
Ièu me farai l'aucèu voulaire,
M'envoularai dins li campas.
— O, Magali ! se tu te fas
L'aucèu de l'aire,
Ièu lou cassaire me farai,
Te cassarai…
— I perdigau, i bouscarido,
Se vènes, tu, cala ti las,
Ièu me farai l'erbo flourido
E m'escoundrai dins li pradas.
— O, Magali ! se tu te fas
La margarido,
Ièu l'aigo lindo me farai,
T'arrousarai.
— Se tu te fas l'aigueto lindo,
Ièu me farai lou nivoulas,
E lèu m'enanarai ansindo
A l'Americo, perabas !
— O, Magali ! se tu t'en vas
Alin is Indo,
L'auro de mar iéu me farai,
Te pourtarai !
— Se tu te fas la marinado,
Iéu fugirai d'un autre las :
Iéu me farai l'escandihado
Dóu grand soulèu que found lou glas !
— O, Magali ! se tu te fas
La souleiado,
Lou verd limbert iéu me farai
E te béurai !
— Se tu te rendes l'alabreno
Que se rescound dins lou bartas,
Iéu me rendrai la luno pleno
Que dins la niue fai lume i masc !
— O, Magali ! se tu te fas
Luno sereno,
Ièu belo nèblo me farai,
T'acatarai !
— Mai se la nèblo m'enmantello,
Tu, per acò, noun me tendras;
Ièu, bello roso vierginello
M'espandirai dins l'espinas !
— O, Magali ! se tu te fas
La roso bello,
Lou parpaioun iéu me farai,
Te besarai !
— Vai, calignaire, courre, courre !
Jamai, jamai m'agantaras.
Iéu de la rusco d'un grand roure
Me vestirai dins lou boucas.
— O, Magali ! se tu te fas
L'aubre di mourre,
Ièu, lou clot d'èurre me farai,
T'embrassarai !
— Se me vos prene à la brasseto,
Rèn qu'un vièi chaine arraparas ...
Iéu me farai blanco moungeto
Dòu mounastié dóu grand Sant Blas !
— O, Magali ! se tu te fas
Mounjo blanqueto,
Ièu, capelan, counfessarai,
E t'ausirai !
— Se dòu couvènt passes li porto,
Tóuti li mounjo trouvaras
Qu'à moun entour saran pèr orto,
Car en susàri me veiras !
— O, Magali ! se tu te fas
La pauro morto,
Adounc la terro me farai,
Aqui t'aurai !
— Aro coumence enfin de creire
Que noun me parles en risènt.
Vaqui moun aneloun de vèire
Per souvenènço, o bèu jouvènt !
— O, Magali ! me fas de bèn !...
Mai, tre te vèire,
Ve lis estello, Magali,
Coume an pali !
GỬI LOUIS
Tình đốt lên ngọn lửa
Ngọn lửa cháy bừng lên
ánh hào quang rạng rỡ
Trong ánh mắt người tình.
Giờ nỗi buồn vây quanh
Như bóng đêm dày đặc
Nhưng sẽ đến hào quang
Khoảnh khắc cần nắm bắt.
Hỡi chàng trai si tình
Tình yêu như đồng cỏ
Giao cho người cắt cỏ.
Bông hoa đỏ cháy lên
Xin nói cùng người bạn
Hãy trao cho dao chạm.
GẶP GỠ
Tôi đi qua bãi tắm
Trên bãi cát vàng
Vẻ dịu dàng của cô gái da ngăm
Bừng lên như ảo ảnh
Và khung cửa mở toang
Bờ môi của em
Uống ngọn gió mặt trời
Cửa đóng.
Nàng tựa hồ như giấc mộng
“Anh hãy là của em” –
Tôi cầu nguyện. Nỗi đam mê dâng lên
Lòng tôi trĩu nặng. Nàng giơ cánh tay tuyệt trần
Và kêu lên:
“Hãy để cho đôi cánh
Của tình yêu đưa ta đến hào quang”.
Thung lũng tình yêu
Trong bóng rừng sồi.
Tôi đi qua bãi tắm
Trên bãi cát vàng
Vẻ dịu dàng của cô gái da ngăm
Bừng lên như ảo ảnh
Và khung cửa mở toang
Bờ môi của em
Uống ngọn gió mặt trời
Cửa đóng.
Nàng tựa hồ như giấc mộng
“Anh hãy là của em” –
Tôi cầu nguyện. Nỗi đam mê dâng lên
Lòng tôi trĩu nặng. Nàng giơ cánh tay tuyệt trần
Và kêu lên:
“Hãy để cho đôi cánh
Của tình yêu đưa ta đến hào quang”.
Thung lũng tình yêu
Trong bóng rừng sồi.
Con đường dẫn ta về đập nước
Của những điều khao khát
Ta đến gần hơn chốn xa xôi
Ta ở đây chỉ có hai người
Cuộc đời hãy chết
Nhưng hãy gìn giữ thơ tôi.
Hãy gìn giữ tiếng thì thầm dịu ngọt
Những giấc mơ giữa ban ngày
Những nụ hôn khao khát
Những tình cảm mê say
Hãy gìn giữ những giọt lệ, tiếng cười
Và bầu nhiệt huyết
Của tình yêu sơ suất
Và hãy giữ gìn khoảng rộng bao la.
Cây cỏ mọc trên núi An-pơ
Hút vào những tuyết
Rồi hương thơm lại rót
Trên cỏ và hoa
Mùa xuân đến tự bao giờ
Trên bờ môi người yêu dấu nhất
Và nụ cười trên môi
Hương thơm ngào ngạt.
Khi mũi tên vô hình
Vào tôi đâm thủng
Tiếng gọi của người tình
Trong cỏ hoa vang vọng
Không còn nghe tiếng sấm vang lên
Và nước trên đồi đổ xuống
Dòng thác lăn nhanh
Như tên bắn.
Trong thung lũng đam mê
Và trong tổ lá
Khi hạnh phúc ta nhớ về
Rơi xuống một ngôi sao lạ
Vội vàng ngạt thở
Rơi xuống thật xa
Than ôi, lối quay trở về
Dành cho ta đã không còn nữa.
Em mỉm cười rồi nói cho tôi biết
Trong ngày lễ ở Aliskampe
Ngọn gió biển mang em về
Ở đó em nhìn tận mắt
Lễ mi-xa của Chúa Giê-su.
Của những điều khao khát
Ta đến gần hơn chốn xa xôi
Ta ở đây chỉ có hai người
Cuộc đời hãy chết
Nhưng hãy gìn giữ thơ tôi.
Hãy gìn giữ tiếng thì thầm dịu ngọt
Những giấc mơ giữa ban ngày
Những nụ hôn khao khát
Những tình cảm mê say
Hãy gìn giữ những giọt lệ, tiếng cười
Và bầu nhiệt huyết
Của tình yêu sơ suất
Và hãy giữ gìn khoảng rộng bao la.
Cây cỏ mọc trên núi An-pơ
Hút vào những tuyết
Rồi hương thơm lại rót
Trên cỏ và hoa
Mùa xuân đến tự bao giờ
Trên bờ môi người yêu dấu nhất
Và nụ cười trên môi
Hương thơm ngào ngạt.
Khi mũi tên vô hình
Vào tôi đâm thủng
Tiếng gọi của người tình
Trong cỏ hoa vang vọng
Không còn nghe tiếng sấm vang lên
Và nước trên đồi đổ xuống
Dòng thác lăn nhanh
Như tên bắn.
Trong thung lũng đam mê
Và trong tổ lá
Khi hạnh phúc ta nhớ về
Rơi xuống một ngôi sao lạ
Vội vàng ngạt thở
Rơi xuống thật xa
Than ôi, lối quay trở về
Dành cho ta đã không còn nữa.
Em mỉm cười rồi nói cho tôi biết
Trong ngày lễ ở Aliskampe
Ngọn gió biển mang em về
Ở đó em nhìn tận mắt
Lễ mi-xa của Chúa Giê-su.
HUY CHƯƠNG NOBEL
Giải thưởng Nobel là một trong những giải thưởng Quốc tế uy tín nhất. Những người đoạt giải được công bố vào tuần thứ hai của tháng mười hàng năm.
Alfred Nobel là nhà hóa học, kỹ sư và nhà phát minh. Phát minh nổi tiếng nhất của ông là thuốc nổ. Năm 1888, thay vì cáo phó về người anh là Ludvig Emmanuel Nobel qua đời, một tờ báo Pháp đã đăng bức ảnh của Alfred Bernhard Nobel với cáo phó tên là: “Người buôn bán tử thần đã qua đời”. Alfred Nobel tự hỏi mình sẽ giữ lại kỷ niệm nào cho đời. Sau đó, ông quyết định thay đổi di chúc đã viết trước đây. Gần một năm trước khi qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, Alfred Nobel đã quyết định bán tất cả tài sản của mình và gửi vào một ngân hàng. Thu nhập từ vốn lẫn lãi của số tiền này phải thuộc về một Quỹ và sẽ phân phối chúng hàng năm dưới dạng tiền thưởng cho những người trong năm trước đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.
Theo Điều lệ của Quỹ Nobel ngày 29 tháng 6 năm 1900: “Các tổ chức trao giải thưởng Nobel phải cung cấp cho mỗi người đoạt giải thưởng tiền mặt, bằng chứng nhận và huy chương vàng có hình Alfred Nobel với dòng chữ tương ứng”.
Huy chương các giải thưởng về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa do nhà điêu khắc, thợ khắc người Thụy Điển Erik Lindberg thiết kế. Huy chương của giải thưởng hòa bình - do nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland thiết kế. Huy chương của giải Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.
Ở mặt trước của các huy chương về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là chân dung của Alfred Nobel và năm sinh, năm mất của ông bằng chữ số La Mã - MDCCCXXXIII - MDCCCXCVI. Chân dung của Alfred Nobel ở các huy chương của giải Hòa bình và giải Kinh tế có chút khác biệt với nhau. Dòng chữ chính ở mặt sau của các huy chương giải Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” (Phát minh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá), và hình ảnh thay đổi theo các biểu tượng của các tổ chức tương ứng trao giải thưởng Nobel. Ở mặt sau của huy chương giải Hòa bình có dòng chữ: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Ở mặt sau của huy chương giải Kinh tế không có trích dẫn nào cả.
Các huy chương Nobel có thiết kế giống nhau kể từ năm 1902. Vậy thì tại sao không từ năm 1901, khi các giải thưởng đầu tiên được trao? Vào đầu năm 1901, nhà điêu khắc, thợ khắc tài năng người Thụy Điển Erik Lindberg được giao nhiệm vụ thiết kế các huy chương Nobel của Thụy Điển. Việc thiết kế huy chương của người Na Uy cho giải thưởng Hòa bình được giao cho nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland. Nhưng thiết kế mặt trái của huy chương Nobel Thụy Điển đã không được hoàn thành trước lễ trao giải đầu tiên vào năm 1901. Những người đoạt các giải Nobel năm 1901 đều nhận được một huy chương tạm thời - trên đó có khắc chân dung của Alfred Nobel - như một món quà lưu niệm cho đến khi huy chương thật hoàn thành. Huy chương thật đầu tiên được hoàn thành vào tháng 9 năm 1902.
Trong những năm 1901-1902, Erik Lindbergh sống ở Paris. Ông chịu sự ảnh hưởng của các họa sĩ khắc Pháp thời kỳ đó. Bức chân dung của Nobel trên mặt trái của các huy chương Thụy Điển đã được hoàn thành đúng hạn vào tháng 10 năm 1901. Lý do của sự chậm trễ là các biểu tượng ở mặt sau của các huy chương cần được tất cả các tổ chức trao giải thưởng Nobel chấp thuận, nhưng một số mâu thuẫn nảy sinh ở đây. Sau những cuộc thảo luận kéo dài, Erik Lindbergh quyết định quay trở lại Stockholm vào tháng 11 năm 1901 để trình bày ý tưởng của mình. Các đề xuất của ông sau đó đã được chấp nhận và cuối cùng ông đã làm khuôn thạch cao để đúc các huy chương nhưng đã không thể hoàn thành đúng thời hạn.
Trên tất cả các huy chương Nobel Thụy Điển, tên của những người đoạt giải được khắc rõ ràng ở mặt sau, còn tên của những người đoạt giải giải Hòa bình và Kinh tế được khắc trên cạnh của huy chương và không mấy rõ ràng. Điều này tạo ra một số vấn đề nhất định cho những người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1975 – đó là nhà kinh tế người Liên Xô Leonid Kantorovich và nhà kinh tế người Mỹ Tjalling Koopmans. Huy chương của họ bị trao nhầm ở Stockholm, sau lễ trao giải Nobel, những người đoạt giải trở về quê hương của họ với những huy chương sai tên. Vì điều này xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phải mất bốn năm nỗ lực ngoại giao để trao đổi huy chương giữa các chủ sở hữu.
Một câu chuyện thú vị khác đã xảy ra với các huy chương Nobel của ba người đoạt giải vật lý trong Thế chiến II: người Đức Max von Laue (1914), người Đức Do Thái James Franck (1925), và người Đan Mạch Niels Bohr (1922). Từ năm 1933, Viện Vật lý Lý thuyết của Giáo sư Bohr tại Copenhagen đã trở thành nơi ẩn náu cho các nhà vật lý người Đức gốc Do Thái. Max von Laue và James Frank đã để lại huy chương Nobel của họ ở đó để tránh bị chính quyền Đức tịch thu. Sau khi Đan Mạch bị chiếm đóng vào tháng 4 năm 1940, Bohr bắt đầu lo lắng về sự an toàn của các huy chương, theo hồi ký của nhà hóa học người Hungary gốc Do Thái George de Hevesy (giải Nobel hóa học năm 1943), người làm việc tại cùng viện. Ở Đức Quốc xã, việc chuyển vàng ra nước ngoài được coi là một hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Vì tên của những người đoạt giải đã được khắc trên các huy chương nên việc nhận ra chúng là không hề khó khăn và hậu quả của việc này là rất nghiêm trọng. Một trích dẫn từ hồi ký của George de Hevesy: “Tôi đã đề nghị giấu huy chương, nhưng Bohr không thích ý tưởng đó vì cho rằng người ta có thể tìm thấy chúng. Tôi quyết định đem làm hòa tan chúng. Trong khi lính Đức đang tuần tra dọc theo các đường phố Copenhagen, tôi đã kịp làm hòa tan các huy chương của James Frank và Max von Laue. Sau chiến tranh, Quỹ Nobel đã hào phóng trao tặng huy chương Nobel mới cho Laue và Frank”. Hevesy đã viết cho Laue sau chiến tranh rằng việc làm hòa tan các huy chương là khó khăn vì vàng là một kim loại cực kỳ không phản ứng. Lính Đức quốc xã đã chiếm viện Bohr và lục soát rất kỹ càng nhưng không tìm thấy gì. Các huy chương được làm tan chảy trong dung dịch vodka hoàng gia. Hevesy không đề cập đến huy chương Nobel của Niels Bohr. Nhưng các tài liệu Lưu trữ về Niels Bohr ở Copenhagen cho thấy huy chương của ông cũng như huy chương Nobel về Sinh lý học và Y khoa năm 1920 của August Krogh đã được tặng cho cuộc đấu giá tổ chức ngày 12 tháng 3 năm 1940 để ủng hộ Quỹ Cứu trợ Phần Lan. Các huy chương này được một người giấu tên mua lại và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Đan Mạch, nơi chúng vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Mặt trước của các huy chương Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là giống nhau như đã nói ở trên. Mặt sau của huy chương Nobel Văn học mô tả một chàng trai trẻ ngồi dưới cây nguyệt quế, đang say mê lắng nghe và ghi lại bài hát của Nàng thơ. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes”. (Sáng tạo làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá). Nội dung này lấy ý tưởng từ hai câu thơ trong thiên sử thi Aeneid của Virgil (Khúc ca VI, dòng 662-663):
Quique pii vates et Phoebo digna locuti,
Inventas aut qui vitam excoluere per artis,
(Cho những ai trong số các nhà tiên tri nói rằng chỉ Phoebus là xứng đáng
Cho những ai tô điểm cho đời bằng cách tạo ra nghệ thuật cho người phàm).
Cũng cần nói rằng câu “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” dịch ra tiếng Việt có thể dịch theo nghĩa đen hoặc bóng và cho từng lĩnh vực cũng cần phải dịch tương thích. Thí dụ từ “phát minh” dùng trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học hay Sinh lý học và Y khoa thì trong Văn học phải là “sáng tạo”…
Phía dưới hình của Nàng thơ và chàng trai trẻ khắc tên người được trao giải và dòng chữ “ACAD. SUEC” (viết tắt của Viện Hàn lâm Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Văn học do Eric Lindbergh thiết kế.
Mặt sau huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa mô tả Thiên tài Y học giữ cuốn sách mở trên đùi và hứng dòng nước chảy từ vách đá để làm dịu cơn khát của một cô gái bị bệnh. Dòng chữ trên huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Y học và cô gái khắc tên người được giải và dòng chữ: “REG. UNIVERSITAS MED. CHIR. CAROL” (viết tắt của từ Hội đồng Nobel của Viện Karonlinska). Huy chương giải Nobel Sinh lý học và Y khoa do Eric Lindbergh thiết kế.
Hình nghiêng của Alfred Nobel ở mặt trước của huy chương Nobel Hòa bình hơi khác so với chân dung của ông trên các huy chương khác. Trên mặt sau của huy chương này là ba người đàn ông đứng thành vòng tròn trong vòng tay anh em bè bạn. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Dòng chữ “Prix Nobel de la Paix” (Giải Nobel Hòa bình), năm trao giải và tên của người đoạt giải được khắc trên cạnh của huy chương. Huy chương giải Nobel Hòa bình do Gustav Vigeland thiết kế.
Mặt sau huy chương Nobel Vật lý và Hóa học (giống hệt nhau) mô tả nữ thần Tự nhiên nổi lên từ đám mây cầm trên tay sừng dê hoa quả (Cornucopia) tượng trưng cho sự phong phú và giàu có. Đứng bên cạnh là Thiên tài Khoa học đang hé mở chiếc khăn choàng che đầu Nữ thần Tự nhiên. Dòng chữ trên Huy chương Nobel Vật lý và Hóa học có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Khoa học và Nữ thần Tự nhiên là tên của người đoạt giải và dòng chữ: “REG. ACAD. SCIENT. SUEC” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Vật lý và Nobel Hóa học do Eric Lindbergh thiết kế.
Mặt trước của Huy chương Nobel Kinh tế khắc hình nghiêng của Alfred Nobel và hai chiếc sừng dê hoa quả (Cornucopia) chéo nhau ở phía bên dưới. Dòng chữ vòng quanh ghi: “Sveriges Riksbank till Alfred Nobels Minne 1968” (Ngân hàng Trung ương Thụy Điển tưởng nhớ Alfred Nobel). Trên mặt sau của Huy chương là biểu tượng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển dưới dạng ngôi sao Bắc Đẩu, ba vương miện nhỏ và một lớn ở trên cùng. Dòng chữ trên mặt sau của huy chương có nội dung: “Kungliga Vetenskaps Akademien” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương Nobel Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét