Salvatore Quasimodo (20 tháng 8 năm 1901 - 14 tháng 7 năm 1968) – là nhà thơ người Ý đoạt giải Nobel Văn học năm 1959 “vì thơ trữ tình, mà với sự sinh động cổ điển đã thể hiện những kinh nghiệm bi thảm của cuộc sống trong thời đại chúng ta”. Cùng với Giuseppe Ungaretti và Eugenio Montale, ông là một trong những nhà thơ Ý nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Vốn là người có thái độ chính trị đúng mực và là một trí thức nổi tiếng, ông luôn đứng ra bảo vệ các nhà văn, các nhà thơ bị bắt bớ.
Tiểu sử:
Tiểu sử:
Salvatore Quasimodo sinh tại Sicily, học ở các trường kỹ thuật theo ý muốn của cha mẹ nhưng từ năm 1938 dạy văn học ở Nhạc viện Milan. Năm 1916, S. Quasimodo vào học trường kĩ thuật ở Palermo và sau đó theo học trường Bách khoa ở Roma với mong muốn trở thành một kĩ sư. Ngoài ra, ông còn học tiếng Latinh và tiếng Hi Lạp tại đó. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế, ông không thể hoàn thành việc học tập. Từ khi là học sinh ông đã say mê và đọc nhiều sách văn học, bắt đầu đăng báo những bài thơ đầu tiên, nhưng thời gian đầu do không tự tin lắm với khả năng văn học của mình nên ông đã vào làm việc ở Bộ Xây dựng. Năm 1930 S. Quasimodo xuất bản tập thơ đầu tiên Nước và Đất.
Trong giai đoạn từ 1930 tới 1938, ông làm quen với rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng Italia, xuất bản hàng loạt tập thơ được chú ý. Năm 1938, ông xin thôi việc ở Bộ Xây dựng và làm biên tập viên cho tạp chí Tempo, 3 năm sau trở thành giáo sư văn học Italia ở Nhạc viện Milan.
Trong sáng tác thơ của ông cũng có nhiều sự thay đổi: đầu tiên theo chủ nghĩa hiện thực, những năm 30 theo trường phái Hermetic, khi chiến tranh thế giới II nổ ra lại hướng về những đề tài xã hội. Năm 1946 Salvatore Quasimodo gia nhập Đảng cộng sản nhưng sau đó đã ra khỏi đảng vì không muốn làm thơ về chính trị. Đối với Quasimodo, vai trò của nhà thơ phải mang tính tích cực: nhà thơ dùng tài năng của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh trong xã hội hiện đại. Các tác phẩm về sau của Quasimodo càng thể hiện sự thay đổi, đi từ phản ánh nội tâm cá nhân sang tính xã hội, và hơn nữa còn khẳng định đặc điểm tích cực của cuộc sống thậm chí trong một thế giới mà cái chết là nỗi ám ảnh thường trực. Trong tập thơ Đất vô song (1958) ông đã phát triển một ngôn ngữ mới thể hiện hoạt động mới của con người và các khám phá mới.
Năm 1953 ông được trao giải thưởng Thơ quốc tế Etna Taormina, bằng danh dự Đại học Oxford và nhiều giải văn chương khác. Năm 1959, Quasimodo được trao giải Nobel vì “những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc phản ánh kinh nghiệm bi thảm của thời đại bằng một nghệ thuật trác tuyệt".
Ngoài sáng tác, Quasimodo còn là một dịch giả thơ nổi tiếng. Ông dịch thơ trữ tình Hy Lạp (I lirici greci), Shakespeare và nhiều nhà thơ đương đại của Thế giới. Salvatore Quasimodo mất ngày 14-7-1968 tại Naples (Napoli).
Tác phẩm:
- Nước và đất (Acque e terre, 1930), thơ.
- Kèn ô boa (Oboe sommerso, 1932), thơ.
- Hương khuynh diệp và các bài thơ khác (Odore di eucalyptus e altri versi, 1933), tập thơ.
- Thơ trữ tình Hy Lạp (I lirici greci, 1940), thơ dịch.
- Các bài thơ mới (Nuove poesie, 1942), thơ.
- Bàn chân kẻ xa lạ đặt trên trái tim tôi (Con il piede straniero sopra il coure, 1945), tập thơ.
- Ngày lại ngày (Giorno dopo giorno, 1946), thơ.
- Cuộc đời không phải là giấc mộng (La vita non è sogno, 1949), thơ.
- Màu xanh giả và màu xanh thật (Il fallo e vero verde, 1956), tập thơ.
- Bàn về thơ (Discorso sulla poesia, 1956), tiểu luận.
- Đất vô song (La terra impareggiabile, 1958), thơ .
- Nhà thơ, nhà chính trị và các tiểu luận khác (Il poeta, e il politico e altrri saggi, 1960), tiểu luận.
- Cho và có (Dare e avere, 1966), tập thơ.
MÀU MƯA VÀ RỈ SẮT
(Colore di Pioggia e Ferro)
(Colore di Pioggia e Ferro)
Ngươi nói rằng: sự im lặng, cái chết, sự cô đơn
cũng như người ta nói tình yêu và cuộc sống
đó là những lời trung chuyển.
Và ngọn gió mỗi buổi sáng rung lên
và màu mưa, rỉ sắt của thời gian
mang về trên đá
trên những lời nguyền rủa
đến sự thật hãy còn quá xa xôi.
Thì hãy nói cho ta nghe, con người
con người bị đóng đinh trên thập ác
và ngươi - đôi bàn tay máu còn dính chặt
ta biết trả lời làm sao những câu hỏi này?
và giờ đây
trước khi sự im lặng ùa vào đôi mắt
trước khi ngọn gió mới lại rung lên, và rỉ sắt
lại dâng đầy.
TUYẾT
(Neve)
(Neve)
Ngọn gió cúi xuống, chia tay với các ngươi
những bóng hình yêu quí của đất đai – cây cối
con người, súc vật
trùm lên những chiếc áo khoác
những bà mẹ không biết làm sao khóc lên
và như trăng, tuyết chiếu sáng cho ta từ những cánh đồng.
Ôi những linh hồn chết trong con tim gõ nhịp.
Dù cho ai đấy phá vỡ sự lặng im bằng tiếng khóc nức nở của mình,
như áo quan, màu tuyết trắng khắp nơi như màu chết.
TRÊN NHỮNG RẶNG LIỄU
(Alle fronde dei Salici)
(Alle fronde dei Salici)
Chẳng lẽ ta có thể hát lên dưới gót dày
của ngoại bang, khi mà trên những quảng
trường mùa đông chất đầy xác chết
đã nhiều ngày, và con tim tan nát
vì không im tiếng khóc, tiếng nức nở của
những mẹ già có những đứa con trai bị treo
trên dây thép? Lúc này ta phải hát làm sao?
Trên những rặng liễu, giữa đồng hoang và
những cây đàn của ta nhẹ tênh, đung đưa
trong ngọn gió giá băng vô cùng buồn bã.
HÒN ĐẢO ODYSSEY
(Isola di Ulisse)
(Isola di Ulisse)
Giọng nói cổ xưa quyết đoán
Và anh nghe theo tiếng vọng phù du
Cùng sự lãng quên đêm vắng
Giữa vực thẳm sao trời.
Từ ngọn lửa trời xanh
Hòn đảo Odyssey xuất hiện
Cây cối, bầu trời bơi trong đêm yên tĩnh
ở giữa bờ sông trăng.
Em yêu ơi, những con ong mang đến cho ta vàng
Thời gian âm thầm biến đổi.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH KHÓC TRONG ĐÊM
(I soldati piangono di notte)
Cả thập ác và búa từ Golgotha
và những hoài niệm thiêng liêng thời thơ ấu
không đủ sức để xua đuổi chiến tranh.
Và hằng đêm trước cái chết, hằng đêm
những người lính mạnh mẽ khóc nức nở
có những lời họ từ lâu đã rõ
đã học trong những năm tháng hòa bình.
Có rất nhiều những người lính yêu thương
hằng đêm, hằng đêm vẫn tuôn dòng lệ.
MARATÔNG*
Tiếng khóc của người mẹ ở Maratông
Ai oán quặn lòng
Không ai nghe thấy, Hy Lạp
Đã từng tự do độc lập
Giờ chỉ còn người lính ở Maratông
Mà không phải bóng, chẳng có đền
Chẳng bàn thờ. Gò mộ giờ hoang phế
Euboea từ đỉnh đồi nhìn thấy rõ.
Giun lịch sử còn ở giữa đất đai
Tất cả còn đây – cột đá trên đồi
Trong đất đai – giáo gươm và mũ sắt.
Và dù Maratông từng một thời oanh liệt
Giờ người sống ở đây trong túp lều tranh
Giống như chòi canh của những người lính gác.
____________________
*Maratona (tiếng Ý), Marathon (tiếng Anh) – là thành phố ở Hy Lạp lấy theo tên người lính trong trận Maratông năm 490 tr. CN. Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay.
ANH CÓ MẤT MÁT GÌ ĐÂU
(Non ho perduto nulla)
Anh vẫn ở đây, mặt trời vẫn quay vòng
ở sau lưng, như con đại bàng và đất
giọng của anh lặp lại ở trong em.
và cái nhìn của thời gian tiếp tục
trong đôi mắt mở ra sự khởi đầu.
mà anh thì có mất mát gì đâu
mất mát, nghĩa là ta bước đến
giới hạn của bầu trời
dòng ước mơ và dòng sông trôi
đầy lá rụng.
THƠ CÓ THỂ CHỈ KHẮC TRÊN BIA MỘ
Ta ở xa mọi người, và mặt trời lần nữa
lại rót mật vàng lên mái tóc của em
đã cuối hè, những con ve cuối cùng
kêu râm ran dưới trời Lômbácđa rộng mở
như nhắc nhở với ta rằng ta vẫn sống đây.
Ngươi muốn gì, hở giọng khô khan của gió
có phải đấy từ nỗi buồn đau đớn của đất đai?
MILANO, THÁNG 8 NĂM 1943
(Milano, agosto 1943)
Bàn tay tội nghiệp sờ soạng trong bụi bặm
tìm gì chăng. Thành phố đã không còn.
Tiếng sấm cuối cùng nghe ở trung tâm
kênh Naviglio, con họa mi chết lặng*
ăng ten trên cao đổ nhào lên tu viện
nơi nó vừa ca trước buổi hoàng hôn.
Xin một điều, đừng đào giếng trong sân
người còn sống đâu cần lo cái khát.
Đừng động vào xác chết, cứ để họ nằm
trên đất cát – với họ đấy là nhà mình
nhưng thành phố chết rồi, thành phố chết.
_________
* Naviglio – con kênh ở Milano. Con họa mi – đài phát thanh Milano ngày đó có chương trình “Tiếng họa mi”.
ANNO DOMINI MCMXLVII*
Hãy ngưng tiếng kêu chết người của trống
những lá cờ treo khắp nơi xin rũ xuống
xin hãy để cho tình yêu sẽ chữa lành
vết thương của những thành phố tan tành
và để cho ai đó khỏi phải kêu lên:
“Sao người từ giã con, ôi Đức Chúa!”
Hãy để cho không chảy ra dòng sữa
và dòng máu chảy từ những ngực bị thương.
Còn bây giờ, khi tiếng súng tạm ngưng
hãy cho chúng tôi một ngày yên nghỉ
chúng tôi muốn được nằm lăn trên cỏ
không tiếng trống, chẳng có tiếng súng rền
nhìn chiếc lá, nghe tiếng nước dịu êm
khi chúng tôi ôm hôn những người phụ nữ.
Hãy để cho một đêm không còn đáng sợ
nghe tiếng còi báo hiệu lệnh giới nghiêm
xin một ngày, một ngày thật bình thường
một ngày thôi, hỡi biết bao chúa tể
trước khi lần nữa không gian sụp đổ
lửa rực trời và mảnh bom vào trán lại găm.
_________________
*Năm tính từ ngày Giêsu ra đời, 1947
Neruda về Quasimodo
Vùng đất Ý giữ trong lòng mẹ tiếng nói thuần khiết của các nhà thơ cổ đại. Khi tôi đi qua đồng cỏ của nó, khi tôi lang thang qua các công viên của nó, nơi nước lấp lánh, khi tôi đi dọc theo bờ cát của một đại dương nhỏ màu xanh, đối với tôi, đó là vật chất nguyên thủy của kim cương, kho chứa bí mật của tinh thể – tất cả sự tỏa sáng trong nhiều thế kỷ. Nước Ý đã mang lại hình thức thơ châu Âu, âm thanh, sự tao nhã và xung lực; giải thoát thơ châu Âu khỏi sự đồng đều, khỏi sự vụng về được bao phủ bởi áo giáp quân sự và áo choàng thô ráp. Ánh sáng của nước Ý đã biến những rắc rối của những người hát rong và những dụng cụ bằng sắt của sử thi anh hùng thành một dòng nước cao bằng kim cương đánh bóng.
Chúng tôi, những nhà thơ chỉ mới làm quen với văn hóa chưa lâu, những nhà thơ đến từ các quốc gia nơi các tuyển tập được mở ra bằng những bài thơ của thập niên tám mươi của thế kỷ trước, đã bị ấn tượng bởi những ngày tháng trong các tập thơ Ý – năm 1230, năm 1310, năm 1450, và trong số đó –, độ sâu và độ chính xác của thơ Dante Alighieri, Cavalcanti, Petrarca, Poliziano.
Những nhà thơ này đã ban tặng ánh sáng Firenze cho Garcilaso de la Vega dịu dàng và mạnh mẽ của chúng ta, cho Boscan nhân từ, chiếu sáng cho Gongora, nhuốm màu u sầu cho thơ của Quevedo, đúc khuôn cho thơ sonnet của Shakespeare và đốt lên nguồn cảm hứng thơ mộng của nước Pháp, nơi hoa hồng của Ronsard và Du Bellay nở rộ. Nói tóm lại, thật khó để trở thành một nhà thơ đối với một người sinh ra ở nước Ý – anh ta là người thừa kế toàn bộ bầu hoàn vũ có những vì sao thơ chói sáng.
Tôi đã biết Salvatore Quasimodo từ lâu và tôi có thể nói rằng thơ ông thấm nhuần ý thức về bổn phận, dường như đối với chúng tôi là một ảo cảnh (phantasmagoria), một gánh nặng lớn. Quasimodo là một người châu Âu, thực sự sở hữu kiến thức, ý thức về mức độ cũng như toàn bộ kho trí tuệ của loài người. Và mặc dù ông, một người Ý đến từ trung tâm nước Ý, trở thành nhân vật chính, người bảo vệ chủ nghĩa cổ điển, ông đã không trở thành tù nhân của pháo đài chính mình. Quasimodo là một nhà thơ toàn diện, ông không phân chia thế giới thành Tây và Đông, ông coi đó là nhiệm vụ cao nhất của một người hiện đại để xóa bỏ biên giới, sự phân chia văn hóa thế giới, bảo vệ thơ ca, tự do, chân lý và niềm vui như là một phước lành.
Ở Quasimodo, màu sắc và âm thanh của một thế giới thanh thản u sầu hòa quyện vào nhau. Nhưng nỗi buồn của ông không phải là sự nghi ngờ vô vọng của Leopardi, mà là sự tập trung khẳng định cuộc sống của vùng đất buổi tối, sự tốt lành buổi tối của thiên nhiên, khi tất cả mùi hương, giọng nói, màu sắc và tiếng chuông vang lên bảo vệ những nỗ lực của những hạt giống gieo sâu nhất. Tôi yêu âm tiết tập trung của nhà thơ vĩ đại này, sự nghiêm khắc cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn của ông, tôi ngưỡng mộ sự độc đáo của ông trong sự chuyển động vĩnh cửu của cái đẹp, và ông biết cách biến mọi thứ thành thơ ca chân thực và sâu sắc.
Tôi giơ một vòng hoa lá thơm của Araucanía lên trên đại dương, trên khoảng cách chia cắt chúng ta – hãy để nó được gió và cuộc sống đón nhận, hãy để nó trang trí vầng trán của Salvatore Quasimodo. Đây không phải là vương miện nguyệt quế Apollo mà chúng ta đã thấy hơn một lần trên những bức chân dung của Francesco Petrarca. Vòng hoa này là một món quà của những khu rừng hoang vắng của chúng tôi, nó được làm từ những chiếc lá không tên được rắc sương sớm của những buổi bình minh Chilê.
_____________
Chú thích những tên riêng được nhắc đến trong bài viết:
*Guido Cavalcanti (1259 – 1300) – Nhà thơ Ý
*Poliziano (1454 – 1494) – Nhà thơ Ý
*Francesco Petrarca (1304 – 1374) – Nhà thơ Ý
*Dante Alighieri (1265 – 1321) – Nhà thơ Ý
*Garcilaso de la Vega (1501 – 1536) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Juan Boscán Almogáver (1490 – 1542) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Francisco de Quevedo (1580 – 1645) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Luis de Góngora (1561 – 1627) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Joachim Du Bellay (1522 – 1560) – Nhà thơ Pháp
*Pierre de Ronsard (1524 – 1585) – Nhà thơ Pháp
*William Shakespeare (1564- 1616) – Nhà thơ Anh
*Giacomo Leopardi (1798 – 1837) – Nhà thơ Ý
Xem tiếp
Tôi xin thú nhận rằng tôi đã sống
NHỮNG NGƯỜI LÍNH KHÓC TRONG ĐÊM
(I soldati piangono di notte)
Cả thập ác và búa từ Golgotha
và những hoài niệm thiêng liêng thời thơ ấu
không đủ sức để xua đuổi chiến tranh.
Và hằng đêm trước cái chết, hằng đêm
những người lính mạnh mẽ khóc nức nở
có những lời họ từ lâu đã rõ
đã học trong những năm tháng hòa bình.
Có rất nhiều những người lính yêu thương
hằng đêm, hằng đêm vẫn tuôn dòng lệ.
MARATÔNG*
Tiếng khóc của người mẹ ở Maratông
Ai oán quặn lòng
Không ai nghe thấy, Hy Lạp
Đã từng tự do độc lập
Giờ chỉ còn người lính ở Maratông
Mà không phải bóng, chẳng có đền
Chẳng bàn thờ. Gò mộ giờ hoang phế
Euboea từ đỉnh đồi nhìn thấy rõ.
Giun lịch sử còn ở giữa đất đai
Tất cả còn đây – cột đá trên đồi
Trong đất đai – giáo gươm và mũ sắt.
Và dù Maratông từng một thời oanh liệt
Giờ người sống ở đây trong túp lều tranh
Giống như chòi canh của những người lính gác.
____________________
*Maratona (tiếng Ý), Marathon (tiếng Anh) – là thành phố ở Hy Lạp lấy theo tên người lính trong trận Maratông năm 490 tr. CN. Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay.
ANH CÓ MẤT MÁT GÌ ĐÂU
(Non ho perduto nulla)
Anh vẫn ở đây, mặt trời vẫn quay vòng
ở sau lưng, như con đại bàng và đất
giọng của anh lặp lại ở trong em.
và cái nhìn của thời gian tiếp tục
trong đôi mắt mở ra sự khởi đầu.
mà anh thì có mất mát gì đâu
mất mát, nghĩa là ta bước đến
giới hạn của bầu trời
dòng ước mơ và dòng sông trôi
đầy lá rụng.
THƠ CÓ THỂ CHỈ KHẮC TRÊN BIA MỘ
Ta ở xa mọi người, và mặt trời lần nữa
lại rót mật vàng lên mái tóc của em
đã cuối hè, những con ve cuối cùng
kêu râm ran dưới trời Lômbácđa rộng mở
như nhắc nhở với ta rằng ta vẫn sống đây.
Ngươi muốn gì, hở giọng khô khan của gió
có phải đấy từ nỗi buồn đau đớn của đất đai?
MILANO, THÁNG 8 NĂM 1943
(Milano, agosto 1943)
Bàn tay tội nghiệp sờ soạng trong bụi bặm
tìm gì chăng. Thành phố đã không còn.
Tiếng sấm cuối cùng nghe ở trung tâm
kênh Naviglio, con họa mi chết lặng*
ăng ten trên cao đổ nhào lên tu viện
nơi nó vừa ca trước buổi hoàng hôn.
Xin một điều, đừng đào giếng trong sân
người còn sống đâu cần lo cái khát.
Đừng động vào xác chết, cứ để họ nằm
trên đất cát – với họ đấy là nhà mình
nhưng thành phố chết rồi, thành phố chết.
_________
* Naviglio – con kênh ở Milano. Con họa mi – đài phát thanh Milano ngày đó có chương trình “Tiếng họa mi”.
ANNO DOMINI MCMXLVII*
Hãy ngưng tiếng kêu chết người của trống
những lá cờ treo khắp nơi xin rũ xuống
xin hãy để cho tình yêu sẽ chữa lành
vết thương của những thành phố tan tành
và để cho ai đó khỏi phải kêu lên:
“Sao người từ giã con, ôi Đức Chúa!”
Hãy để cho không chảy ra dòng sữa
và dòng máu chảy từ những ngực bị thương.
Còn bây giờ, khi tiếng súng tạm ngưng
hãy cho chúng tôi một ngày yên nghỉ
chúng tôi muốn được nằm lăn trên cỏ
không tiếng trống, chẳng có tiếng súng rền
nhìn chiếc lá, nghe tiếng nước dịu êm
khi chúng tôi ôm hôn những người phụ nữ.
Hãy để cho một đêm không còn đáng sợ
nghe tiếng còi báo hiệu lệnh giới nghiêm
xin một ngày, một ngày thật bình thường
một ngày thôi, hỡi biết bao chúa tể
trước khi lần nữa không gian sụp đổ
lửa rực trời và mảnh bom vào trán lại găm.
_________________
*Năm tính từ ngày Giêsu ra đời, 1947
Neruda về Quasimodo
Vùng đất Ý giữ trong lòng mẹ tiếng nói thuần khiết của các nhà thơ cổ đại. Khi tôi đi qua đồng cỏ của nó, khi tôi lang thang qua các công viên của nó, nơi nước lấp lánh, khi tôi đi dọc theo bờ cát của một đại dương nhỏ màu xanh, đối với tôi, đó là vật chất nguyên thủy của kim cương, kho chứa bí mật của tinh thể – tất cả sự tỏa sáng trong nhiều thế kỷ. Nước Ý đã mang lại hình thức thơ châu Âu, âm thanh, sự tao nhã và xung lực; giải thoát thơ châu Âu khỏi sự đồng đều, khỏi sự vụng về được bao phủ bởi áo giáp quân sự và áo choàng thô ráp. Ánh sáng của nước Ý đã biến những rắc rối của những người hát rong và những dụng cụ bằng sắt của sử thi anh hùng thành một dòng nước cao bằng kim cương đánh bóng.
Chúng tôi, những nhà thơ chỉ mới làm quen với văn hóa chưa lâu, những nhà thơ đến từ các quốc gia nơi các tuyển tập được mở ra bằng những bài thơ của thập niên tám mươi của thế kỷ trước, đã bị ấn tượng bởi những ngày tháng trong các tập thơ Ý – năm 1230, năm 1310, năm 1450, và trong số đó –, độ sâu và độ chính xác của thơ Dante Alighieri, Cavalcanti, Petrarca, Poliziano.
Những nhà thơ này đã ban tặng ánh sáng Firenze cho Garcilaso de la Vega dịu dàng và mạnh mẽ của chúng ta, cho Boscan nhân từ, chiếu sáng cho Gongora, nhuốm màu u sầu cho thơ của Quevedo, đúc khuôn cho thơ sonnet của Shakespeare và đốt lên nguồn cảm hứng thơ mộng của nước Pháp, nơi hoa hồng của Ronsard và Du Bellay nở rộ. Nói tóm lại, thật khó để trở thành một nhà thơ đối với một người sinh ra ở nước Ý – anh ta là người thừa kế toàn bộ bầu hoàn vũ có những vì sao thơ chói sáng.
Tôi đã biết Salvatore Quasimodo từ lâu và tôi có thể nói rằng thơ ông thấm nhuần ý thức về bổn phận, dường như đối với chúng tôi là một ảo cảnh (phantasmagoria), một gánh nặng lớn. Quasimodo là một người châu Âu, thực sự sở hữu kiến thức, ý thức về mức độ cũng như toàn bộ kho trí tuệ của loài người. Và mặc dù ông, một người Ý đến từ trung tâm nước Ý, trở thành nhân vật chính, người bảo vệ chủ nghĩa cổ điển, ông đã không trở thành tù nhân của pháo đài chính mình. Quasimodo là một nhà thơ toàn diện, ông không phân chia thế giới thành Tây và Đông, ông coi đó là nhiệm vụ cao nhất của một người hiện đại để xóa bỏ biên giới, sự phân chia văn hóa thế giới, bảo vệ thơ ca, tự do, chân lý và niềm vui như là một phước lành.
Ở Quasimodo, màu sắc và âm thanh của một thế giới thanh thản u sầu hòa quyện vào nhau. Nhưng nỗi buồn của ông không phải là sự nghi ngờ vô vọng của Leopardi, mà là sự tập trung khẳng định cuộc sống của vùng đất buổi tối, sự tốt lành buổi tối của thiên nhiên, khi tất cả mùi hương, giọng nói, màu sắc và tiếng chuông vang lên bảo vệ những nỗ lực của những hạt giống gieo sâu nhất. Tôi yêu âm tiết tập trung của nhà thơ vĩ đại này, sự nghiêm khắc cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn của ông, tôi ngưỡng mộ sự độc đáo của ông trong sự chuyển động vĩnh cửu của cái đẹp, và ông biết cách biến mọi thứ thành thơ ca chân thực và sâu sắc.
Tôi giơ một vòng hoa lá thơm của Araucanía lên trên đại dương, trên khoảng cách chia cắt chúng ta – hãy để nó được gió và cuộc sống đón nhận, hãy để nó trang trí vầng trán của Salvatore Quasimodo. Đây không phải là vương miện nguyệt quế Apollo mà chúng ta đã thấy hơn một lần trên những bức chân dung của Francesco Petrarca. Vòng hoa này là một món quà của những khu rừng hoang vắng của chúng tôi, nó được làm từ những chiếc lá không tên được rắc sương sớm của những buổi bình minh Chilê.
_____________
Chú thích những tên riêng được nhắc đến trong bài viết:
*Guido Cavalcanti (1259 – 1300) – Nhà thơ Ý
*Poliziano (1454 – 1494) – Nhà thơ Ý
*Francesco Petrarca (1304 – 1374) – Nhà thơ Ý
*Dante Alighieri (1265 – 1321) – Nhà thơ Ý
*Garcilaso de la Vega (1501 – 1536) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Juan Boscán Almogáver (1490 – 1542) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Francisco de Quevedo (1580 – 1645) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Luis de Góngora (1561 – 1627) – Nhà thơ Tây Ban Nha
*Joachim Du Bellay (1522 – 1560) – Nhà thơ Pháp
*Pierre de Ronsard (1524 – 1585) – Nhà thơ Pháp
*William Shakespeare (1564- 1616) – Nhà thơ Anh
*Giacomo Leopardi (1798 – 1837) – Nhà thơ Ý
Xem tiếp
Tôi xin thú nhận rằng tôi đã sống
HUY CHƯƠNG NOBEL
Giải thưởng Nobel là một trong những giải thưởng Quốc tế uy tín nhất. Những người đoạt giải được công bố vào tuần thứ hai của tháng mười hàng năm.
Alfred Nobel là nhà hóa học, kỹ sư và nhà phát minh. Phát minh nổi tiếng nhất của ông là thuốc nổ. Năm 1888, thay vì cáo phó về người anh là Ludvig Emmanuel Nobel qua đời, một tờ báo Pháp đã đăng bức ảnh của Alfred Bernhard Nobel với cáo phó tên là: “Người buôn bán tử thần đã qua đời”. Alfred Nobel tự hỏi mình sẽ giữ lại kỷ niệm nào cho đời. Sau đó, ông quyết định thay đổi di chúc đã viết trước đây. Gần một năm trước khi qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, Alfred Nobel đã quyết định bán tất cả tài sản của mình và gửi vào một ngân hàng. Thu nhập từ vốn lẫn lãi của số tiền này phải thuộc về một Quỹ và sẽ phân phối chúng hàng năm dưới dạng tiền thưởng cho những người trong năm trước đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.
Theo Điều lệ của Quỹ Nobel ngày 29 tháng 6 năm 1900: “Các tổ chức trao giải thưởng Nobel phải cung cấp cho mỗi người đoạt giải thưởng tiền mặt, bằng chứng nhận và huy chương vàng có hình Alfred Nobel với dòng chữ tương ứng”.
Huy chương các giải thưởng về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa do nhà điêu khắc, thợ khắc người Thụy Điển Erik Lindberg thiết kế. Huy chương của giải thưởng hòa bình - do nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland thiết kế. Huy chương của giải Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.
Ở mặt trước của các huy chương về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là chân dung của Alfred Nobel và năm sinh, năm mất của ông bằng chữ số La Mã - MDCCCXXXIII - MDCCCXCVI. Chân dung của Alfred Nobel ở các huy chương của giải Hòa bình và giải Kinh tế có chút khác biệt với nhau. Dòng chữ chính ở mặt sau của các huy chương giải Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” (Phát minh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá), và hình ảnh thay đổi theo các biểu tượng của các tổ chức tương ứng trao giải thưởng Nobel. Ở mặt sau của huy chương giải Hòa bình có dòng chữ: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Ở mặt sau của huy chương giải Kinh tế không có trích dẫn nào cả.
Các huy chương Nobel có thiết kế giống nhau kể từ năm 1902. Vậy thì tại sao không từ năm 1901, khi các giải thưởng đầu tiên được trao? Vào đầu năm 1901, nhà điêu khắc, thợ khắc tài năng người Thụy Điển Erik Lindberg được giao nhiệm vụ thiết kế các huy chương Nobel của Thụy Điển. Việc thiết kế huy chương của người Na Uy cho giải thưởng Hòa bình được giao cho nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland. Nhưng thiết kế mặt trái của huy chương Nobel Thụy Điển đã không được hoàn thành trước lễ trao giải đầu tiên vào năm 1901. Những người đoạt các giải Nobel năm 1901 đều nhận được một huy chương tạm thời - trên đó có khắc chân dung của Alfred Nobel - như một món quà lưu niệm cho đến khi huy chương thật hoàn thành. Huy chương thật đầu tiên được hoàn thành vào tháng 9 năm 1902.
Trong những năm 1901-1902, Erik Lindbergh sống ở Paris. Ông chịu sự ảnh hưởng của các họa sĩ khắc Pháp thời kỳ đó. Bức chân dung của Nobel trên mặt trái của các huy chương Thụy Điển đã được hoàn thành đúng hạn vào tháng 10 năm 1901. Lý do của sự chậm trễ là các biểu tượng ở mặt sau của các huy chương cần được tất cả các tổ chức trao giải thưởng Nobel chấp thuận, nhưng một số mâu thuẫn nảy sinh ở đây. Sau những cuộc thảo luận kéo dài, Erik Lindbergh quyết định quay trở lại Stockholm vào tháng 11 năm 1901 để trình bày ý tưởng của mình. Các đề xuất của ông sau đó đã được chấp nhận và cuối cùng ông đã làm khuôn thạch cao để đúc các huy chương nhưng đã không thể hoàn thành đúng thời hạn.
Trên tất cả các huy chương Nobel Thụy Điển, tên của những người đoạt giải được khắc rõ ràng ở mặt sau, còn tên của những người đoạt giải giải Hòa bình và Kinh tế được khắc trên cạnh của huy chương và không mấy rõ ràng. Điều này tạo ra một số vấn đề nhất định cho những người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1975 – đó là nhà kinh tế người Liên Xô Leonid Kantorovich và nhà kinh tế người Mỹ Tjalling Koopmans. Huy chương của họ bị trao nhầm ở Stockholm, sau lễ trao giải Nobel, những người đoạt giải trở về quê hương của họ với những huy chương sai tên. Vì điều này xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phải mất bốn năm nỗ lực ngoại giao để trao đổi huy chương giữa các chủ sở hữu.
Một câu chuyện thú vị khác đã xảy ra với các huy chương Nobel của ba người đoạt giải vật lý trong Thế chiến II: người Đức Max von Laue (1914), người Đức Do Thái James Franck (1925), và người Đan Mạch Niels Bohr (1922). Từ năm 1933, Viện Vật lý Lý thuyết của Giáo sư Bohr tại Copenhagen đã trở thành nơi ẩn náu cho các nhà vật lý người Đức gốc Do Thái. Max von Laue và James Frank đã để lại huy chương Nobel của họ ở đó để tránh bị chính quyền Đức tịch thu. Sau khi Đan Mạch bị chiếm đóng vào tháng 4 năm 1940, Bohr bắt đầu lo lắng về sự an toàn của các huy chương, theo hồi ký của nhà hóa học người Hungary gốc Do Thái George de Hevesy (giải Nobel hóa học năm 1943), người làm việc tại cùng viện. Ở Đức Quốc xã, việc chuyển vàng ra nước ngoài được coi là một hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Vì tên của những người đoạt giải đã được khắc trên các huy chương nên việc nhận ra chúng là không hề khó khăn và hậu quả của việc này là rất nghiêm trọng. Một trích dẫn từ hồi ký của George de Hevesy: “Tôi đã đề nghị giấu huy chương, nhưng Bohr không thích ý tưởng đó vì cho rằng người ta có thể tìm thấy chúng. Tôi quyết định đem làm hòa tan chúng. Trong khi lính Đức đang tuần tra dọc theo các đường phố Copenhagen, tôi đã kịp làm hòa tan các huy chương của James Frank và Max von Laue. Sau chiến tranh, Quỹ Nobel đã hào phóng trao tặng huy chương Nobel mới cho Laue và Frank”. Hevesy đã viết cho Laue sau chiến tranh rằng việc làm hòa tan các huy chương là khó khăn vì vàng là một kim loại cực kỳ không phản ứng. Lính Đức quốc xã đã chiếm viện Bohr và lục soát rất kỹ càng nhưng không tìm thấy gì. Các huy chương được làm tan chảy trong dung dịch vodka hoàng gia. Hevesy không đề cập đến huy chương Nobel của Niels Bohr. Nhưng các tài liệu Lưu trữ về Niels Bohr ở Copenhagen cho thấy huy chương của ông cũng như huy chương Nobel về Sinh lý học và Y khoa năm 1920 của August Krogh đã được tặng cho cuộc đấu giá tổ chức ngày 12 tháng 3 năm 1940 để ủng hộ Quỹ Cứu trợ Phần Lan. Các huy chương này được một người giấu tên mua lại và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Đan Mạch, nơi chúng vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Mặt trước của các huy chương Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là giống nhau như đã nói ở trên. Mặt sau của huy chương Nobel Văn học mô tả một chàng trai trẻ ngồi dưới cây nguyệt quế, đang say mê lắng nghe và ghi lại bài hát của Nàng thơ. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes”. (Sáng tạo làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá). Nội dung này lấy ý tưởng từ hai câu thơ trong thiên sử thi Aeneid của Virgil (Khúc ca VI, dòng 662-663):
Quique pii vates et Phoebo digna locuti,
Inventas aut qui vitam excoluere per artis,
(Cho những ai trong số các nhà tiên tri nói rằng chỉ Phoebus là xứng đáng
Cho những ai tô điểm cho đời bằng cách tạo ra nghệ thuật cho người phàm).
Cũng cần nói rằng câu “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” dịch ra tiếng Việt có thể dịch theo nghĩa đen hoặc bóng và cho từng lĩnh vực cũng cần phải dịch tương thích. Thí dụ từ “phát minh” dùng trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học hay Sinh lý học và Y khoa thì trong Văn học phải là “sáng tạo”…
Phía dưới hình của Nàng thơ và chàng trai trẻ khắc tên người được trao giải và dòng chữ “ACAD. SUEC” (viết tắt của Viện Hàn lâm Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Văn học do Eric Lindbergh thiết kế.
Mặt sau huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa mô tả Thiên tài Y học giữ cuốn sách mở trên đùi và hứng dòng nước chảy từ vách đá để làm dịu cơn khát của một cô gái bị bệnh. Dòng chữ trên huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Y học và cô gái khắc tên người được giải và dòng chữ: “REG. UNIVERSITAS MED. CHIR. CAROL” (viết tắt của từ Hội đồng Nobel của Viện Karonlinska). Huy chương giải Nobel Sinh lý học và Y khoa do Eric Lindbergh thiết kế.
Hình nghiêng của Alfred Nobel ở mặt trước của huy chương Nobel Hòa bình hơi khác so với chân dung của ông trên các huy chương khác. Trên mặt sau của huy chương này là ba người đàn ông đứng thành vòng tròn trong vòng tay anh em bè bạn. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Dòng chữ “Prix Nobel de la Paix” (Giải Nobel Hòa bình), năm trao giải và tên của người đoạt giải được khắc trên cạnh của huy chương. Huy chương giải Nobel Hòa bình do Gustav Vigeland thiết kế.
Mặt sau huy chương Nobel Vật lý và Hóa học (giống hệt nhau) mô tả nữ thần Tự nhiên nổi lên từ đám mây cầm trên tay sừng dê hoa quả (Cornucopia) tượng trưng cho sự phong phú và giàu có. Đứng bên cạnh là Thiên tài Khoa học đang hé mở chiếc khăn choàng che đầu Nữ thần Tự nhiên. Dòng chữ trên Huy chương Nobel Vật lý và Hóa học có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Khoa học và Nữ thần Tự nhiên là tên của người đoạt giải và dòng chữ: “REG. ACAD. SCIENT. SUEC” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Vật lý và Nobel Hóa học do Eric Lindbergh thiết kế.
Mặt trước của Huy chương Nobel Kinh tế khắc hình nghiêng của Alfred Nobel và hai chiếc sừng dê hoa quả (Cornucopia) chéo nhau ở phía bên dưới. Dòng chữ vòng quanh ghi: “Sveriges Riksbank till Alfred Nobels Minne 1968” (Ngân hàng Trung ương Thụy Điển tưởng nhớ Alfred Nobel). Trên mặt sau của Huy chương là biểu tượng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển dưới dạng ngôi sao Bắc Đẩu, ba vương miện nhỏ và một lớn ở trên cùng. Dòng chữ trên mặt sau của huy chương có nội dung: “Kungliga Vetenskaps Akademien” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương Nobel Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét