Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Odysseas Elytis - Giải Nobel Văn học năm 1979


Odysseas Elytis (tiếng Hy Lạp: Οδυσσέας Ελύτης, tên thật: Odysseus Alepoudhiéis; 2 tháng 11 năm 1911 – 18 tháng 3 năm 1996) là nhà thơ Hy Lạp đoạt giải Nobel Văn học năm 1979 “vì những sáng tạo thơ ca theo truyền thống Hy Lạp, với sức mạnh gợi cảm và cái nhìn trí tuệ sâu sắc đã vẽ nên một cuộc đấu tranh của người đương thời vì tự do và độc lập”. Elytis còn là một họa sĩ tài năng; ông được nhà nước Hy Lạp trao tặng Giải thưởng Quốc gia Hy Lạp trong lĩnh vực thơ ca (1960) và Huân chương Phượng Hoàng (1960).  

Tiểu sử:
Odysseas Elytis sinh ở Heraklion (Candia) trên đảo Crete trong một gia đình người Hy Lạp cổ từ đảo Lesbos chuyển đến. Năm Elytis lên sáu tuổi, cả gia đình chuyển về thủ đô Athena. Tại đây Elytis học tiểu học và trung học, rồi từ năm 1930-1935 học luật tại Đại học Athena nhưng bỏ giữa chừng. Elytis yêu thích thơ ca, hâm mộ nhà thơ Pháp Paul Eluard và chủ nghĩa siêu thực. Khi bắt đầu làm thơ ông bỏ họ của mình đã nổi tiếng trong giới kinh doanh để lấy bút danh là Elytis - gốc từ Hellas (Ελλάς, nước Hy Lạp), Elpida (Ελπδα, hi vọng), Eiefteria (Ελευθερια, tự do), Eleni (Ἑλένη hay Helen, nữ thần sắc đẹp). Năm 1935, ông đăng các bài thơ đầu tiên trên tờ Νέα Γράμματα (Tổng quan văn học mới) và tham gia một cuộc triển lãm siêu thực tổ chức tại Athena. Năm 1936 và 1937, tạp chí Ngày Macedonia in thành sách tập thơ Προσανατολισμοί (Định hướng). Năm 1939, tập Klepsidhres tou ahnóstou (Đồng hồ cát của người vô danh) và vào năm 1943, Ηλιος ο πρώτος, παραλλαγές πάνω σε μιαν αχτίδα (Ánh nắng mặt trời đầu tiên) lần lượt được xuất bản. Năm 1940 Hy Lạp bị Ý xâm chiếm, Elytis phục vụ trong quân đội với cấp bậc hạ sĩ. Trong thời gian này ông viết tác phẩm mang lại cho ông danh hiệu là một trong các nhà thơ nổi tiếng nhất của cuộc kháng chiến ở Hy Lạp và đấu tranh vì tự do: Άσμα ηρωικό και πένθιμο για τον χαμένο ανθυπολοχαγό της Αλβανίας (Bản anh hùng ca bi tráng tặng người trung úy hi sinh trong chiến dịch Albania, 1945).

Sau chiến tranh, Odysseas Elytis đảm đương nhiều nhiệm vụ xã hội (ông là người phụ trách nhiều chương trình trên đài phát thanh) và ngoài việc viết phê bình văn chương và nghệ thuật, trong 10 năm tiếp đó ông sáng tác rất ít. Thời gian 1948-1952, ông sống ở Pháp và đi du lịch nhiều nơi, quen biết với nhiều nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Tập thơ Το Άξιον Εστί (Điều xứng đáng, bắt đầu viết năm 1948, nhưng đến 1959 mới hoàn thành và xuất bản) được nhìn nhận như tác phẩm lớn nhất của Elytis, được dịch ra nhiều thứ tiếng và năm 1960 đã đoạt giải thưởng quốc gia về thơ ca. Các năm 1961, 1962, Elytis có chuyến đi dài ngày đến Mỹ và Liên Xô; sau năm 1967 ông sống hai năm lưu đày tự nguyện tại Pháp để phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Hy Lạp. Năm 1978 ra đời trường ca Μαρία Νεφέλη (Maria Neféli) được ông viết trong thời gian khá dài. Sau khi ông gặp một phụ nữ trẻ, sáng tác của ông đã chuyển hướng sang phản ánh trực tiếp và trung thực lối sống và quan điểm của thế hệ mình. Năm sau Elytis nhận giải Nobel; trong bài phát biểu tại lễ trao giải, ông coi đây không chỉ là vinh dự của riêng mình, mà “cho cả đất nước Hy Lạp với lịch sử nhiều thế kỷ”. Elytis còn là một họa sĩ tài năng; ông được nhà nước Hy Lạp trao tặng Giải thưởng Quốc gia Hy Lạp trong lĩnh vực thơ ca và Huân chương Phượng Hoàng. Nhà thơ sống độc thân đến tuổi 85, mất năm 1996 ở Athena.

Tác phẩm:
*Προσανατολισμοί (Định hướng, 1936-1937), thơ
*Klepsidhres tou ahnóstou (Đồng hồ cát của người vô danh, 1939), thơ
*Ηλιος ο πρώτος, παραλλαγές πάνω σε μιαν αχτίδα (Ánh nắng mặt trời đầu tiên, 1943), thơ
*Άσμα ηρωικό και πένθιμο για τον χαμένο ανθυπολοχαγό της Αλβανίας (Bản anh hùng ca bi tráng tặng người trung úy hi sinh trong chiến dịch Albania, 1945), thơ
*Το Άξιον Εστί (Điều xứng đáng, 1959), thơ
*Έξη και μια τύψεις για τον ουρανό (Sáu và một lời ăn năn cho thiên cung, 1960), thơ
*Ο ήλιος ο ηλιάτορας (Vua Mặt Trời, 1971), thơ
*Το φωτόδεντρο και η δέκατη τέταρτη ομορφιά (Cây ánh sáng và vẻ đẹp thứ mười bốn, 1971), thơ
*Το Μονόγραμμα (Chữ lồng, 1971), thơ
*Τα Ρω του Έρωτα (Thần Tình yêu, 1972), thơ
*Villa Natacha (1973), thơ
*Μαρία Νεφέλη (Maria Nefeli, 1979), trường ca
* Thủy thủ nhí (* Thủy thủ nhí (Ο Μικρός Ναυτίλος, 1988), thơ , 1988), thơ 
*O. Elytis: Selected poems (O. Elytis: Tuyển tập thơ, 1981), thơ

Một số bài thơ


Chữ lồng VII (Ở thiên đường)

Anh để ý một hòn đảo ở chốn thiên đường
Giống hệt em, và một ngôi nhà bên biển

Với cánh cửa nhỏ và chiếc giường thật lớn
Để anh gieo mình vào những vực của âm thanh
Và để anh ngắm nhìn khi thức giấc mỗi sáng

Để thấy một nửa của em dưới nước, khi em bước xuống
Và để khóc cho nửa kia của em ở chốn thiên đường.

Το μονόγραμμα VII (Στόν Παράδεισο)


Στόν Παράδεισο έχω σημαδέψει ένα νησί

Απαράλλαχτο εσύ κι ένα σπίτι στή θάλασσα

Μέ κρεβάτι μεγάλο καί πόρτα μικρή

Έχω ρίξει μές στ’άπατα μιάν ηχώ
Νά κοιτάζομαι κάθε πρωί που ξυπνώ

Νά σέ βλέπω μισή να περνάς στό νερό

και μισή να σε κλαίω μές στόν Παράδεισο.

Máu của tình yêu

Máu của tình yêu nhuộm đỏ người tôi
Những niềm vui ném vào tôi bóng nhỏ
Cơn gió nam làm tôi ô xy hóa
Mẹ xa, hoa hồng bất tử của tôi.

Trong cửa biển người ta đã đợi tôi
Từ ba cột buồm vào tôi họ bắn
Tội lỗi là chỉ tại lòng yêu mến
Mẹ xa, hoa hồng bất tử của tôi.

Đôi mắt to trong tháng bảy một thời
Đã mở ít nhiều bên trong tôi đó
Để thắp sáng cho cuộc đời trinh nữ
Mẹ xa, hoa hồng bất tử của tôi.

Της αγάπης αίματα


Της αγάπης αίματα με πορφύρωσαν

και χαρές ανείδωτες με σκιάσανε
οξειδώθηκα μες στη νοτιά των ανθρώπων
μακρινή μητέρα ρόδο μου αμάραντο

Στ' ανοιχτά του πελάγου με καρτέρεσαν

Με μπομπάρδες τρικάταρτες και μου ρίξανε
αμαρτία μου να 'χα κι εγώ μιαν αγάπη
μακρινή μητέρα ρόδο μου αμάραντο

Τον Ιούλιο κάποτε μισανοίξανε

τα μεγάλα μάτια της μες στα σπλάχνα μου
την παρθένα ζωή μια στιγμή να φωτίσουν
μακρινή μητέρα ρόδο μου αμάραντο


Tôi mở miệng của mình

Tôi mở miệng và biển cả vui mừng
Mang lời tôi đi vào trong hang kín
Rồi thì thầm với những con chó biển
Hằng đêm khóc cho đau khổ người trần.

Tôi cắt tĩnh mạch, giấc mơ ửng hồng
Trở thành vòng để vui cùng con trẻ
Hoặc thành khăn của các cô gái để
Bí mật lắng nghe phép lạ của tình.

Ανοίγω το στόμα μου


Ανοίγω το στόμα μου κι αναγαλλιάζει το πέλαγος

και παίρνει τα λόγια μου στις σκοτεινές του τις σπηλιές
και στις φώκιες τις μικρές τα ψιθυρίζει
τις νύχτες που κλαιν των ανθρώπων τα βάσανα.

Χαράζω τις φλέβες μου και κοκκινίζουν τα όνειρα

και τσέρκουλα γίνονται στις γειτονιές των παιδιών
και σεντόνια στις κοπέλες που αγρυπνούνε
κρυφά για ν' ακούν των ερώτων τα θαύματα.


Gửi cơn gió nhỏ phương bắc

Tôi bảo cơn gió bắc làm một chàng trai tốt
Đừng đập vào cửa nhà và cửa sổ của tôi
Bởi nơi tôi khó ngủ, tình yêu đang chết đây
Tôi nhìn vào đôi mắt, tình đã rất khó thở.

Chào những khu vườn, chào hàng bậu cửa
Chào những nụ hôn, chào những cái ôm
Chào những mũi đất, những bãi cát vàng
Và xin chào những lời nguyền muôn thuở.

Nỗi đau trong đời làm tôi khó ở
Mất mùa hè, tôi còn lại mùa đông
Con thuyền của tôi giờ đã giong buồm
Và tôi thấy thế gian không còn nữa.

Του μικρού βοριά


Του μικρού βοριά παράγγειλα, να `ναι καλό παιδάκι

Μη μου χτυπάει πορτόφυλλα και το παραθυράκι
Γιατί στο σπίτι π’ αγρυπνώ, η αγάπη μου πεθαίνει
και μες στα μάτια την κοιτώ, που μόλις ανασαίνει

Γεια σας περβόλια, γεια σας ρεματιές

Γεια σας φιλιά και γεια σας αγκαλιές
Γεια σας οι κάβοι κι οι ξανθοί γιαλοί
Γεια σας οι όρκοι οι παντοτινοί

Με πνίγει το παράπονο, γιατί στον κόσμο αυτόνα

τα καλοκαίρια τα `χασα κι έπεσα στον χειμώνα
Σαν το καράβι π’ άνοιξε τ’ άρμενα κι αλαργεύει
βλέπω να χάνονται οι στεριές κι ο κόσμος λιγοστεύει



Marina

Cho anh ngửi mùi bạc hà
Mùi cỏ roi ngựa và húng quế
Và hãy để anh hôn em nhé
Đầu tiên anh sẽ nhớ điều gì?

Đài phun nước với chim bồ câu
Kiếm của thiên thần tổng lãnh
Khu vườn với những ngôi sao sáng
Và một cái giếng sâu.

Và để rồi đêm đêm anh sẽ dẫn
Em dạo chơi bên kia của trời xanh
Khi đã bước lên, anh sẽ nhìn em
Như em gái của ngôi sao buổi sáng.

Marina, em là ngôi sao màu xanh
Marina, em là ánh sáng của sao buổi sáng
Marina, em là bồ câu hoang dã của anh
Là bông huệ của mùa hè nóng bỏng.

Μαρίνα


Δώσε μου δυόσμο να μυρίσω,

Λουίζα και βασιλικό
Μαζί μ'αυτά να σε φιλήσω,
και τι να πρωτοθυμηθώ

Τη βρύση με τα περιστέρια,

των αρχαγγέλων το σπαθί
Το περιβόλι με τ' αστέρια,
και το πηγάδι το βαθύ

Τις νύχτες που σε σεργιανούσα,

στην άλλη άκρη τ' ουρανού
Και ν' ανεβαίνεις σε θωρούσα,
σαν αδελφή του αυγερινού

Μαρίνα πράσινο μου αστέρι

Μαρίνα φως του αυγερινού
Μαρίνα μου άγριο περιστέρι
Και κρίνο του καλοκαιριού



VILLA NATACHA*


Tôi muốn nói một điều gì đó rõ ràng và không hiểu được

Tựa như tiếng hót của chim trong thời trận mạc.

Ở đây, nơi tôi đang ngồi trong góc phòng

Tôi tự do hút điếu thuốc đầu tiên của mình
Vụng về giữa niềm hạnh phúc này và run rẩy
Tôi ngắt một cánh hoa, tôi làm con chim sợ
Và Đức Chúa Trời cũng thấy khó xử vì tôi. 

Tuy nhiên, tôi biết nghe theo tất cả mọi người

Cả cây mía gọn gàng, cả tháp chuông cúi xuống
Và ngay cả một khu vườn rất rộng
Đều hiển hiện rõ ràng trong tâm trí của tôi
Những cái tên gọi nối tiếp nhau vang vọng
Rất lạ lùng bằng tiếng nước ngoài: Phlox, Aster, Cytise
Eglantine, Pervanche, Colchique
Alise, Fresia, Pivoine, Myoporone
Muguet, Bleuet
Saxifrage
Iris, Clochette, Myosotis
Primevere, Aubepine, Tubereuse
Paquerette, Ancolie**, và tất cả hình dạng
Được viết rất rõ ràng: hình tròn, hình vuông
Hình tam giác và hình thoi
Như những con chim nhìn chúng – hãy để cho đời đơn giản
Bức tranh của Picasso:
Phụ nữ, trẻ em và nhân mã.
Tôi nói rằng: điều này sẽ tới. Và điều khác đi qua. 
Cuộc đời không cần nhiều lắm đâu mà. Một cái gì đó
Rất nhỏ. Như tay lái xoay vòng trước khi va chạm
Nhưng
Chính xác

Trong chiều trái ngược.
Chúng ta vốn yêu những gì nguy hiểm: giờ phải trả giá cho điều này.
Tôi mơ về cuộc cách mạng trong lĩnh vực cái ác và chiến tranh –
Tựa như trong lĩnh vực dùng sắc màu biểu cảm mà Matisse thực hiện. 

II

Nhưng mà ở nơi có hai người bạn
Họ chuyện trò hay im lặng – nhưng rồi sau –
Người thứ ba không còn gì để nói.
Và cũng giống như những người bạn ấy –
Biển từ xa xôi cũng trao đổi với nhau
Ngọn gió từ từ và dịu nhẹ xoa
Giữa những ngón tay một màu đen và hỏi:
Ngọn sóng chăng? Có phải là sóng đấy à?
Rồi xưng hô với bạn bằng em, và nói
“Đừng quên em” “Đừng quên em” Có phải Anactoria?
Hoặc có thể là không, có thể chỉ là dòng nước
Rì rào ngày đêm bên nhà nguyện Thánh Agia Paraskevi?
Đừng quên điều gì? Quên ai? Chúng ta không biết được.
Như trước đêm, bạn có điều gì vỡ dập
Tình bạn cũ xưa, hoài niệm sứ pha lê
Một lần nữa bạn không đánh giá đúng điều gì
Bạn nhìn thấy bây giờ khi mọi điều sáng tỏ
Và thấy đắng trong miệng mình như một ngụm cà phê
Giơ tay vẫy vu vơ – ai biết được rằng – có thể
Ở kiếp nào đấy bạn gọi tiếng vọng bằng lý do như thế
(Mà, có thể là do ý nghĩ ngày nào
Quá mạnh mẽ nên nó đưa về phía trước)
Đối diện bạn, từ dưới lên trên, gương nứt.
Tôi nói rằng: trong một khoảnh khắc duy nhất, mà
Bạn tự mình không biết rằng liệu mình bắt được
Chữ viết đưa ra vết nứt
Ai nhận, ai cho. Bởi vì nếu không thì lúc này
Cái chết đành phải chết
Và sự mục hoai đành phải mục hoai
Và bông hoa hồng một thuở
Mà bạn giữ trên tay, và hòn sỏi ngàn năm rồi
Cần được đặt vào một mô hình mới.
Với sự khôn ngoan và lòng dũng cảm. Picasso và Laurens. 
Ta bước lên trên Tâm lý học, Chính trị, Xã hội học và rám nắng
Trong những chiếc áo sơ mi màu trắng giản đơn.

III

Con người trái với ý muốn của mình
Bạn ác – một bước chân, và số phận này sẽ khác.
Giá mà dù chỉ với một bông hoa nhỏ bên mình
Thì bạn có thể dễ dàng tránh được
Quả thực, tất cả là của mình. Vì rằng một chút
Đôi khi là duy nhất – vì thế tình yêu –
Ta biết những gì còn lại. Chỉ có đám đông
Chỉ biết đứng nhìn phía ngoài sự vật
Tất cả muốn và lấy nên không còn gì hết.
Thế rồi bước sang buổi chiều
Rõ ràng như ở Mytilene hoặc trong tranh Theophilus
Cho đến tận Èze, đến tận mũi Estel
Cơn gió trong những vịnh giang vòng tay của mình
Vẻ trong suốt đến là kinh ngạc
Rằng có thể đưa tay chạm núi và con người có thể nhìn thấy được
Một ngày đêm vừa mới trôi qua
Và bây giờ anh ta đi đến rất hững hờ
Tôi nói rằng, vâng, người ta đã đến
Chiến tranh đến tận cùng và Độc tài đổ xuống
Và nỗi sợ của tình yêu trước người phụ nữ trần truồng
Họ đã đến, họ đã đến và chỉ chúng ta không nhìn
Chỉ thơ thẩn lang thang và để rơi vào ảo ảnh.
Hỡi thiên thần đang bay lượn ở gần đâu đó
Ngươi vô hình và đã nhiều đau khổ, hãy nắm tay tôi
Những chiếc bẫy mạ vàng ở những con người
Tôi phải tránh thật xa thứ đó.
Bởi vì không nhìn thấy nên tôi cảm thấy ở đây
Kẻ duy nhất tôi gọi là Chúa tể, khi mà
Ngôi nhà tĩnh lặng
Thả neo giữa bóng hoàng hôn
Và sáng lên một ánh sáng vô hình
Và ở nơi mà chúng tôi hướng về phía khác
Một ý nghĩ nào đang vây lấy đột nhiên.
___________
*Villa Natacha – một biệt thự ở Pháp; Henri Matisse (1869 – 1954) – họa sĩ Pháp; Anactoria (hoặc Anaktoria) – tên của một người nữ trong thơ của Sappho (khoảng 630 – 570 tr. CN); Mytilene – thành phố ở đảo Lesbos (Hy Lạp);  Theophilus – tên từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người yêu Chúa”.


**Tên các loài hoa bằng tiếng Pháp. 


VILLA NATACHA


Ι

Έχω κάτι να πω διάφανο κι ακατάληπτο
Σαν κελαηδητό σε ώρα πολέμου.

Εδώ, σε μια γωνιά που κάθισα

Να καπνίσω το πρώτο ελεύθερο τσιγάρο μου
Αδέξιος μες στην ευτυχία, τρέμοντας
Μήπως σπάσω ένα λουλούδι, θίξω κάποιο πουλί
Και σε δύσκολη θέση, εξαιτίας μου, βρεθεί ο Θεός

Κι όμως όλα μου υπακούουν

Και οι όρθιες καλαμιές και το γερτό καμπαναριό
Και του κήπου το στερέωμα όλο
Αντικαθρεφτισμένο μες στο νου μου
Ένα ένα ονόματα που ηχούν
Παράξενα μέσα στην ξένη γλώσσα: Phlox, Aster, Cytise
Élgantine, Pervenche, Colchique
Alise, Frésia, Pivoine, Myoporone 
Muguet, Bleuet
Saxifrage
Iris, Clochette, Myosotis
Primevère, Aubérine, Tubéreuse
Pâquerette, Ancolie, και τα σχήματα όλα
Καθαρογραμμένα μες στα φρούτα: ο κύκλος, το τετράγωνο
Το τρίγωνο και ο ρόμβος
Όπως τα βλέπουν τα πουλιά, να γίνει απλός ο κόσμος
Ένα σχέδιο Πικασσό
Με γυναίκα, παιδάκι και ιπποκένταυρο.
Λέω: κι αυτό θα' ρθει. Και τ' άλλο θα περάσει.
Πολύ δε θέλει ο κόσμος. Ένα κάτι
Ελάχιστο. Σαν τη στραβοτιμονιά πριν από το δυστύχημα
Όμως
Ακριβώς
Προς
Την αντίθετη κατεύθυνση
Αρκετά λατρέψαμε τον κίνδυνο κι είναι καιρός να μας το
ανταποδώσει.
Ονειρεύομαι μιαν επανάσταση από το μέρος του κακού και των πο-
λέμων σαν αυτή που έκανε από το μέρος του σκιόφωτος και των απο-
χρώσεων ο Matisse.

II

Όμως εκεί που δύο φίλοι
Μιλούν ή και σωπαίνουν - προπαντός τότε -
Τρίτο τίποτα δε χωρεί 

                                   Κι όπως οι φίλοι, φαίνεται

Και οι θάλασσες από μακριά επικοινωνούνε
Φτάνει λίγος αέρας, μια σταλιά τριμμένης
Μες στα δάχτυλα, σκούρας, λυγαριάς και να:
Το κύμα; Είναι αυτό;
Είναι αυτό που σου μιλάει στον ενικό και λέει
«Μη με ξεχνάς» «Μη με ξεχνάς»; Είναι η Ανακτορία;
Ή μήπως όχι; Μήπως το νερό μόνον που τρέχει
Νύχτα - μέρα στης Αγίας Παρασκευής το εκκλησάκι;
Να ξεχάσεις τι; Ποιος; Τίποτα δεν ξέρουμε.
Όπως αποβραδίς που κάτι σου έσπασε
Μια φιλία παλαιή, μια θύμηση από φάρφουρο
Ξανά πόσο άδικα ήξερες να κρίνεις
Βλέπεις τώρα που ξημέρωσε
Κι έχεις πικρό, πριν από τον καφέ, το στόμα
Χειρονομώντας άσκοπα, μιας άλλης,
Ποιος το ξέρει, ζωής, κάνεις ηχώ κι είναι απ' αυτό που
(Ή μπορεί κι απ' τη σκέψη
Κάποτε τόσο δυνατή, που προεξέχει)
Αντικρύ σου, μεμιάς, πάνου ως κάτου ο καθρέφτης ραγίζεται.
Λέω: τη μια στιγμή, τη μόνη που
Εάν φτάνει δε γνωρίζεις
Τα Γραμμένα ραγίζονται
Και αυτός που δίνει, παίρνει. Επειδή εάν όχι τότε θα
Πρέπει και ο θάνατος να θανατώνεται και η φθορά
Να φθείρεται και το μικρό
Τριανταφυλλί που κάποτε
Στην παλάμη σου κράτησες, βότσαλο και αυτό
Κάπου, χιλιετηρίδες μακριά, ν' ανασυντίθεται.
Με σοφία και θάρρος. Picasso και Laurens. Να πατήσουμε
πάνω στην Ψυχολογία, στην Πολιτική, στην Κοινωνιολογία,
ηλιοκαμένοι μ' ένα σκέτο άσπρο πουκάμισο.

III

Άνθρωπε, άθελά σου
Κακέ - παρ' ολίγο η τύχη σου άλλη.
Σ' ένα, έστω, λουλούδι αντίκρυ αν ήξερες
Να πολιτεύεσαι
Σωστά, θα τα 'χες όλα. Επειδή απ' τα λίγα, μερικές φορές
Κι από το ένα - έτσι ο έρωτας -
Γνωρίζουμε τα υπόλοιπα. Μόνο το πλήθος να:
Στο χείλος των πραγμάτων στέκει
Όλα τα θέλει και τα παίρνει και δεν του μένει τίποτα.
Κιόλας έφτασε το απόγεμα
Γαλήνιο σαν της Μυτιλήνης ή μιας ζωγραφιάς
Του Θεοφίλου, ως πέρα το Èze, το Cap - Estel,
Κόλποι όπου σιάχνει αγκαλιές ο αέρας
Μία διαφάνεια τόση
Που τα βουνά τ' αγγίζεις και τον άνθρωπο εξακολουθείς να βλέπεις
Που πέρασε ώρες πριν
Αδιάφορος, μα τώρα πρέπει να έφτασε.
Λέω: ναι, πρέπει να έχουν φτάσει
Ο πόλεμος στο τέρμα του, και ο Τύραννος στην πτώση του
Και ο φόβος του έρωτα μπρος στη γυμνή γυναίκα.
Έχουνε φτάσει, έχουνε φτάσει και μόνο εμείς δε βλέπουμε
Παρά ψαύοντας ολοένα πέφτουμε στα φαντάσματα πάνου.
Άγγελε συ που κάπου εδώ γύρω πετάς
Πολυπαθής και αόρατος, πιάσε μου το χέρι
Χρυσωμένες έχουν τις παγίδες οι άνθρωποι
Κι είναι ανάγκη να μείνω απ' τους απέξω.
Επειδή και ο Αφανής, παρών αισθάνομαι πως είναι
Ο μόνος που τον ονομάζω Πρίγκιπα, όταν
Ήρεμα το σπίτι
Αγκυροβολημένο μες στο ηλιοβασίλεμα
Βγάνει άγνωστες λάμψεις
Και σαν από έφοδο, μια σκέψη
Εκεί που για τ' άλλου τραβούσαμε αναπάντεχα μας κυριεύει.

1969


THỦY THỦ NHÍ (Trích)
(Ο Μικρός Ναυτίλος)

II

Tôi đến sống ở một đất nước, xuất phát từ một thực tế khác, như một giấc mộng – từ những sự kiện trong cuộc đời của tôi. Đất nước này tôi cũng gọi là Hy Lạp và tôi vẽ lên trên giấy, để nhìn xem. Nó dường như nhỏ bé vô cùng và thật khó nắm bắt. 
Theo thời gian, tôi đưa ra một vài thử thách: khi thì những trận động đất đột ngột, khi thì những cơn bão dữ dội ngày xưa. Rồi tôi thay đổi vị trí của đối tượng này kia, để cho nó không còn giá trị gì. Tôi nghiên cứu hồ sơ miệt mài và riêng tư để đủ điều kiện cho khả năng tạo ra những ngọn đồi, những nhà thờ, những nguồn nước mạch. Thế rồi một hôm tôi làm cả một vườn cam quýt, hương thơm của Heraclitus và Archilochus, nhưng thứ hương thơm này đã làm cho tôi sợ hãi. Và tôi chậm rãi xâu lời như xâu chuỗi kim cương, thành vương miện để khoác lên cho xứ sở mà tôi yêu mến. Mặc cho không ai nhìn thấy xứ sở này kiều diễm. Mặc cho người ta sẽ nghi ngờ điều này: có lẽ xứ sở như vậy đã không tồn tại.

III

Tôi đi lang thang khắp đất nước của tôi, và tôi ngỡ rằng sự nhỏ bé đó là tự nhiên, tôi tự nói với mình: phải có một mục đích nào đó ở cái bàn gỗ này dưới ô cửa sổ, với cà chua và ô liu. Để cảm giác sinh ra từ cái bảng hình chữ nhật, một chút màu đỏ và phong phú màu đen, đi thẳng vào những hình tượng thánh linh thiêng. Và cái xứ sở vừa tạo dựng cần được mở rộng trong ánh hào quang của biển, - cho đến khi trở thành rõ ràng sự vĩ đại tự thân.
Tôi sợ phải sử dụng những lập luận rằng chỉ có mùa xuân mới biết cách làm chủ được, tuy nhiên, chỉ như thế, tôi mới hiểu hết sự trinh nguyên, và chỉ như thế, tôi mới có thể hình dung ra xứ sở đang gìn giữ những đức hạnh bí mật của mình: cho vào thùng rác tất cả những phương tiện mà con người có thể phát minh là để giữ gìn và đổi mới nó.

IX

“Hôm qua tôi đặt bàn tay của tôi trên cát và cảm nhận bàn tay của xứ sở mình. Và sau đó cả ngày hoa phong lữ trong sân nhìn tôi với cái nhìn đầy ý nghĩa. Những con thuyền được kéo lên bờ trở thành một cái gì đó vô cùng thân ái. Và vào buổi tối, đến tận đêm, khi tôi tháo đôi bông tai của người để hôn như tôi mong – khi dựa lưng vào bức tường của nhà thờ – biển rầm rì và các Thánh bước ra để chiếu sáng cho tôi với bao ngọn nến”.
Một điều chắc chắn, mỗi người chúng ta có một cảm giác đặc biệt, không có gì thay thế được, và nếu bạn chưa nắm bắt, không cách ly đúng lúc, để sau đó sống với nó, để nó lấp đầy những hành động có thể nhìn ra – thì quả thực là bạn đang làm điều vô ích.

XXVIII

Hàng ngàn năm nay chúng ta vẫn trên đường. Gọi bầu trời là “bầu trời” và biển cả là “biển cả”. Tất cả mọi thứ sẽ thay đổi một ngày nào đó, và chúng ta cũng đổi thay như vậy, nhưng bản chất của ta luôn được vẽ theo qui luật hình học mà ta đã quên lãng ở Plato. Và ở đó, từng nghiêng xuống, như bây giờ chúng ta nghiêng mình trên mặt nước ở hòn đảo của ta, chúng ta tìm ra vẫn những ngọn đồi màu nâu, vịnh biển và áo choàng, cối xay gió và nhà nguyện cô đơn, những túp lều bám vào nhau, những vườn nho ngủ như trẻ sơ sinh, những mái vòm và lồng nuôi bồ câu.

Tôi không nói rằng chúng giống hệt nhau. Mà tôi nói đấy vẫn là những chuyển động tự nhiên và tự phát cùng một linh hồn thẳm sâu được sinh ra và liên quan đến nhau theo một hướng nhất định của vật chất. Vẫn những xung lực, vẫn những niềm khao khát hướng về ý nghĩ thẳm sâu của một Thiên đường khiêm nhượng – đó là “cái tôi” thực sự của ta, là quyền của ta, tự do của ta, cái thứ hai của ta – đó mặt trời tâm linh thực sự. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét