Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Giosuè Carducci - Giải Nobel Văn học năm 1906


Giosue Carducci (27 tháng 7 năm 1835 – 16 tháng 2 năm 1907) – nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình người Ý. Ông có sự ảnh hưởng lớn và được coi là thi hào dân tộc của nước Ý hiện đại. Năm 1906, ông trở thành người Ý đầu tiên đoạt giải Nobel văn học “không chỉ là để ghi nhận kiến thức sâu sắc và trí tuệ phê bình, mà trước hêt là để ghi nhận năng lượng của sự sáng tạo, sự mới mẻ của phong cách và một sức mạnh trữ tình đã tạo nên những tuyệt phẩm thơ ca của ông”. 

Tiểu sử:

Giosue Carducci sinh ở vùng tây - bắc tỉnh Toscana, Italia. Là con trai một bác sĩ, thành viên của một tổ chức bí mật đấu tranh thành lập chính thể lập hiến nên gia đình thường xuyên phải chuyển nơi ở. Từ năm 1848, gia đình chuyển đến Firenze, Carducci mới được đến trường. Cậu bé say mê văn học cổ điển, đọc nhiều, bắt đầu viết về đề tài lịch sử, làm thơ trào phúng, dịch khúc thứ 9 trong trường ca Iliad của Homer. Năm 1853 Carducci được học bổng vào trường Đại học Pisa, học triết và văn học, kết bạn với những người đồng chí hướng thuộc nhóm Văn Đàn.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Pisa, ông làm giảng viên tại trường trung học thành phố Man-Miniato-al-Tedesco. Năm 1857 ông in tập thơ đầu tiên Thi vận, gồm những bài sonetto và ballata mang một tình cảm ái quốc sâu nặng, thiếu vắng hẳn những tình cảm ủy mị của chủ nghĩa lãng mạn. Carducci là một trong những người đứng đầu đã tập hợp quanh mình nhóm tác giả của tạp chí Phụ bản do Pietro Tuar ấn hành, coi nhiệm vụ của mình là bảo vệ nền thơ ca Italia thoát khỏi cái mà họ gọi là “ảnh hưởng nguy hại của chủ nghĩa lãng mạn”. Những năm 1857-1858 Carducci gặp nhiều khó khăn: tài chính eo hẹp, anh trai tự tử, cha mất sau đó một năm. Sang năm 1859, ông lấy vợ, năm sau nhận được chức giảng viên khoa tiếng Hy Lạp tại trường Đại học Pistoja. Còn sau vài tháng, ông trở thành giáo sư Văn học Italia tại Đại học Bologna, giữ chức trưởng khoa đến khi về hưu vào năm 1904.


Di sản thơ của Carducci không nhiều, trong bộ tuyển 30 tập chỉ có 4 tập thơ, phần còn lại là khảo luận, chuyên luận khoa học và các bài tranh luận. Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông là Nhẹ nhàng và nghiêm trọng (1861-1868), Thơ mới (1861-1887), Những đoản thi man dại (ba tập, 1878-1889)... Những năm cuối đời Carducci, vốn nổi tiếng là một nhà hùng biện, được coi là thi hào dân tộc Italia, trở thành thượng nghị sĩ, ủng hộ chính sách bành trướng của Italia ở châu Phi.

Ngoài sáng tác thơ, Carducci còn nổi tiếng là một nhà phê bình và nhà ngôn ngữ học. Ông là tác giả của nhiều bài viết quan trọng về Dante, Petrarca, Boccaccio… Carducci cũng là một dịch giả xuất sắc với những bản dịch thơ Goethe và Heine sang tiếng Ý.

Giosue Carducci mất ngày 16 tháng 2 năm 1907 tại Bologna, một năm sau khi nhận giải Nobel Văn học. 


Tác phẩm:

* Thi vận (Rime, 1857), thơ
* Nhẹ nhàng và nghiêm trọng (Levia gravia, 1861-1868), thơ
* Thánh ca cho quỉ Satan (Inno a Satana, 1865), thơ
* Thơ Iambơ và epodes (Giambi ed epodi, 1882), thơ
* Thơ mới (Rime nuove, 1861-1887), thơ
* Những đoản thi man dại (Delle di barbare, 1878-1882, 1889), thơ
* Nghiên cứu về những thế kỉ đầu tiên của quá trình phát triển văn học Italia (Studii su la letteratura italianna dei primi secoli), khảo luận
* Về sự phát triển nền văn học dân tộc (Dello svolgimento della letteratura nazionale, 1868-1871), phê bình
* Nghiên cứu văn học (Studi letterati, 1874), khảo luận
* Phác thảo phê bình và tranh luận văn học (Bozetti critici e discorsi letterari, 1876), phê bình
* Thi vận và tiết điệu (Rime e ritmi, 1901), thơ


Một số bài thơ:

MÙA ĐÔNG BUỒN CHÁN


Có thể một thưở đã từng
mặt trời chiếu trên trái đất
hoa tím, hoa hồng khoe sắc
nụ cười, say đắm, nồng nàn?

Có thể một thưở đã từng

thời tuổi thanh xuân da diết
từng có vinh quang, sắc đẹp
tình yêu, đức hạnh, lòng tin?

Có thể một thưở đã từng

thời Homer, Valmiki* sống
nhưng biết làm sao so sánh
mặt trời ngày đó đã tàn. 

Còn tôi giấu trong màn sương

mùa đông chỉ còn gió rét
thế giới tro tàn đã chết
có thể ngày ấy đã từng. 
_____________
*Homer (sống vào khoảng thế kỷ VIII tr. CN) – nhà thơ Hy Lạp cổ đại, tác giả của Iliat và Odyssey. Valmiki (sống vào khoảng thế ký V – IV tr. CN) – nhà thơ Ấn Độ cổ đại, tác giả của thiên sử thi Ramayana. 


Tedio Invernale


Ma ci fu dunque un giorno

su questa, terra il sole?
Ci fųr rose e viole,
luce, sorriso, ardor?

Ma ci fu dunque un giorno

la dolce giovinezza
la gloria e la bellezza
fede, virtude, amor?

Ciō forse avvenne ai tempi

d'Omero e di Valmichi,
ma quei son tempi antichi,
il sole or non č pių.

E questa ov'io m'avvolgo

nebbia di verno immondo
č cenere d'un mondo
che forse un giorno fu.



ĐÊM ĐÔNG


Về phía trước, tuyết như là ánh sáng
Lấp lánh trên đồi và trải dài ra
Xào xạc dưới chân, hơi thở của ta
Như hơi nước chạy vào trong gió thoảng. 

Tất cả lặng im. Giữa trời thanh vắng

Mây lặng ngừng, trăng như kẻ tuần tra
Bơi giữa một màu trắng đục nhạt nhòa
Dùng bóng cây thông làm nơi trú ẩn. 

Không đường nét, kinh hoàng như ý tưởng

Cái chết ước mong vây bủa quanh ta
Rồi tan ra, lơ lửng với sương mù

Và nảy sinh ý nghĩ về những sóng

Hướng trời kêu: ôi băng giá, đêm đông
Giờ trong mồ tìm đâu ra ngày tháng?

Notte d’inverno 


Innanzi, innanzi. Per le foscheggianti

Coste la neve ugual luce e si stende,
E cede e stride sotto il piè: d'avanti
Vapora il sospir mio che l'aer fende. 

Ogni altro tace. Corre tra le stanti

Nubi la luna su 'l gran bianco e orrende
L'ombre disegna di quel pin che tende
Cruccioso al suolo informe i rami infranti, 

Come pensier di morte desiosi.

Cingimi, o bruma, e gela de l'interno
Senso i frangenti che tempestan forti; 

Ed emerge il pensier su quei marosi

Naufrago, ed al ciel grida: O notte, o inverno,
Che fanno giù ne le lor tombe i morti?


GỬI BỨC CHÂN DUNG CỦA TÔI


Xưa tôi là thế, khi mà con đường thẳng

Tuổi thanh xuân tôi hướng đến mặt trời
Như vào vách đá, những bài hát của tôi
Nghiêm khắc và như mùa xuân sôi động.
Bây giờ tất cả chỉ còn im lặng
Sương mờ phủ lên những cánh đồng hoa
Mặt đất bao trùm đêm tối nhạt nhòa
Trước mặt tôi không còn tia hy vọng
Cũng chẳng còn những mơ ước cao xa
Về vinh quang của nước Ý chúng ta
Về sự hồi sinh của những môn nghệ thuật
Giờ tất cả chỉ còn trong ký ức
Than ôi! Qua rồi những tháng ngày xanh
Chỉ cảm giác đắng cay vẫn ngự trong lòng.



TUYẾT RƠI


Từ bầu trời âm u những bông tuyết rơi chầm chậm
Âm thanh của cuộc sống từ thành phố chẳng còn nghe
Cũng chẳng còn vang lên những khúc hát tình ca
Hay tiếng của đoàn tàu, tiếng của người buôn bán. 

Từ trên tháp cao vang lên tiếng chuông chầm chậm

Nghe như tiếng thở dài của một thế giới mờ xa
Chim vỗ cánh vào cửa sổ - có phải hồn bạn bè
Đang tìm tôi, gọi tôi khi họ lang thang thơ thẩn
Bạn bè ơi (hãy lặng im, con tim ngang bướng)
Tôi sẽ về với bóng đêm, trong yên lặng nghỉ ngơi. 

 Nevicata


Lenta fiocca la neve pe ‘l cielo cinereo: gridi,

suoni di vita più non salgono da la città,
non d’erbaiola il grido o corrente rumore di carro,
non d’amor la canzon ilare e di gioventù.

Da la torre di piazza roche per l’aere le ore

gemon, come sospir d’un mondo lungi dal dì.
Picchiano uccelli raminghi a’ vetri appannati: gli amici
spiriti reduci son, guardano e chiamano a me.
In breve, o cari, in breve – tu càlmati, indomito cuore –
giù al silenzio verrò, ne l’ombra riposerò.


Ở TRIỀN SÔNG ARNO


Không bao giờ còn thấy những ngọn đồi
Ở Tuscana, nơi tiếng hát của tôi
Được sinh ra dưới mặt trời sáng tỏ
Giữa những rừng nguyệt quế, tiếng nước reo.  

Không còn tuôn những giọt lệ bất ngờ

Tất cả ký ức giờ đây im lặng
Kể từ khi giữa tiếng cười đồng vắng
Anh trai tôi đã yên nghỉ trong mồ.

Ôi hy vọng nào giúp được cho ta!

Với sức mạnh tuổi xuân không lặp lại
Ta mơ màng không tin giờ phút cuối.

Tôi đánh mất thời gian cho trí tuệ

Mà nó nằm trong đất, tuổi hai mươi
Được phủ đầy cỏ hoa nơi mộ chí. 

Per Val d'Arno


Né vi riveggo mai, toscani colli,

Colli toscani ove il mio canto nacque
Sotto i limpidi soli e tra le molli
4Ombre de’ lauri a’ mormorii de l’acque,

Che dal lago del cor non mi rampolli

Il pianto. Ogni memoria altra si tacque
Da quando in te, che piú ridi e t’estolli,
8Colle funesto, il fratel mio si giacque.

Oh che dolce sperar già ne sostenne!

Come da quella età che non rinverde
11Volammo a l’avvenir con franche penne!

Tra ignavi studi il tempo or mi si perde

Nel dispetto e l’oblio, ma lui ventenne
14Copre la negra terra e l’erba verde.





TRÂU

Ta yêu mi, trâu ơi, yêu mi lắm
Sức mạnh, bình an cho trái tim ta
Mi như bức tượng đứng nhìn đồng ruộng
Tự do và tít tắp đến mờ xa.  

Mi nghiêng vai vào ách để kéo cày

Việc nặng của người mi làm cho nhẹ
Người ta thúc giục, quất roi nhưng chỉ
Thấy vẻ yên bình trong mắt mà thôi. 

Từ lỗ mũi rộng, ẩm ướt và đen

Hồn mi thở, như bài ca vui vẻ
Tiếng ọ của mi thanh thản trên đồng

Trong đôi mắt lớn – màu biển ngời lên

Sự im lặng màu xanh và dịu nhẹ 
Hiện trong tấm gương thánh thiện của mình.

Il bove


T'amo, o pio bove; e mite un sentimento

Di vigore e di pace al cor m'infondi,
O che solenne come un monumento
Tu guardi i campi liberi e fecondi, 

0 che al giogo inchinandoti contento 

L'agil opra de l'uom grave secondi:
Ei t'esorta e ti punge, e tu co 'l lento
Giro de' pazienti occhi rispondi. 

Da la larga narice umida e nera 

Fuma il tuo spirto, e come un inno lieto
Il mugghio nel sereno aer si perde; 

E del grave occhio glauco entro l'austera

Dolcezza si rispecchia ampio e quieto
Il divino del pian silenzio verde.



Ở VÙNG TERME DI CARACALLA 

Những đám mây đen bay qua Aventino, Celio
ngọn gió buồn từ đồng bằng mang hơi ẩm
đằng xa – những ngọn đồi Albani
đứng trong tuyết trắng.

Dưới màu tro của tấm khăn voan

dâng lên màu xanh, cô gái người Anh tìm trong sách
những cuộc tranh luận của thời xa lắc
và bầu trời với những viên đá thành Rôm.

Bầy quạ đen không ngừng tiếng kêu vang

quạ bay giữa trời như có vẻ
tiếng gọi của ai nghe rất dữ
và to lớn vô cùng.

Người khổng lồ cổ đại mơ tưởng, than phiền

bầy yêu tinh – với trời xanh tranh luận?
Từ Laterano nghiêm trang đổ xuống
một hồi chuông.

Kẻ lười biếng quấn vào chiếc áo choàng

miệng huýt gió, không nhìn ai hết
bây giờ ta gọi ngươi, bệnh sốt rét
ở đây, ngươi là thiên thần.

Nếu động đến ngươi giọt nước mắt tuyệt trần

và lời van xin của nhiều bà mẹ
chùi nước mắt cho bầy con trẻ
cúi mình xuống nhọc nhằn

để chạm đến Palazio vinh quang

cái bàn thờ xưa (ngọn đồi evandrio
Tebro trong buổi chiều vật vờ
khắp Campidoglio 

hoặc Aventino, rồi trở về

ngắm quảng trường dưới mặt trời đầy nắng
và hát trong im lặng
bài ca Saturino). 

Bệnh sốt rét, ngươi hãy xua đi

những kẻ mới đến với những gì nhỏ nhắn
điều khủng khiếp này, xin hãy kính trọng
thiên thần đang ngủ của thành Rôm

ở Palatino – kiêu hãnh ngẩng đầu lên

ở Aventino, Celio buông tay xuống
từ Capena đến Appia con đường lớn
giũ sạch bờ vai.
______________
* Terme di Caracalla – là một khu phức hợp giải trí công cộng gồm có nhà tắm nóng lạnh, bể bơi, phòng tập luyện, quán café… với diện tích hàng chục hécta được xây dựng ở La Mã cổ đại trong các năm 212 – 217 và mang tên của Hoàng đế Caracalla. Ngày nay, đống tro tàn của khu vực này là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thơ đưa ra những suy ngẫm của mình khi đứng trước thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng này. 


Dinanzi Alle Terme di Caracalla


Corron tra ’l Celio fósche e l’Aventino

le nubi: il vento dal pian tristo move
umido: in fondo stanno i monti albani
bianchi di neve.4

A le cineree trecce alzato il velo

verde, nel libro una britanna cerca
queste minacce di romane mura
al cielo e al tempo.8

Continui, densi, neri, crocidanti

versansi i corvi come fluttuando
contro i due muri ch’a piú ardua sfida
levansi enormi.12

“Vecchi giganti, - par che insista irato

l’augure stormo - a che tentate il cielo?„
Grave per l’aure vien da Laterano
suon di campane.16

Ed un ciociaro, nel mantello avvolto,

grave fischiando tra la folta barba,
passa e non guarda. Febbre, io qui t’invoco,
nume presente.20

Se ti fûr cari i grandi occhi piangenti

e de le madri le protese braccia
te deprecanti, o dea, da ’l reclinato
capo de i figli:24

se ti fu cara su ’l Palazio eccelso

l’ara vetusta (ancor lambiva il Tebro
l’evandrio colle, e veleggiando a sera
tra ’l Campidoglio28

e l’Aventino il reduce quirite

guardava in alto la città quadrata
dal sole arrisa, e mormorava un lento
saturnio carme);32

Febbre, m’ascolta. Gli uomini novelli

quinci respingi e lor picciole cose:
religïoso è questo orror: la dea
Roma qui dorme.136

Poggiata il capo al Palatino augusto,

tra ’l Celio aperte e l’Aventin le braccia,
per la Capena i forti ómeri stende
40a l’Appia via.




TIẾNG KHÓC XƯA


Cây lựu lại cúi mình
trong  khu vườn im lặng
chiếc lá lại vui mừng
đón nắng hè nóng bỏng.

Như bàn tay con trẻ

tiếng khóc đã từng giăng
lên màu chiếc lá xanh
lên lá bừng như lửa. 

Bông hoa của đời ta

đang khô héo dần dà 
màu sắc hoa dần nhạt
không tươi lại đâu mà

nghệ thuật trong đất lạnh

nghệ thuật trong đất đen
không cho niềm vui sướng
cũng chẳng đánh thức tình. 

Pianto antico


L’albero a cui tendevi

la pargoletta mano,
il verde melograno
da’ bei vermigli fior,

nel muto orto solingo

tutto rinverdì  or ora,
e giugno lo ristora
di luce e di calor. 

Tu fior de la mia pianta

percossa e inaridita,
tu de l’inutil vita
estremo unico fior,

sei ne la terra fredda,

sei ne la terra negra;
né il sol più ti rallegra
 né ti risveglia amor



RUIT HORA*


Ôi, sự cô đơn ngọt ngào trong rừng này 

và khát khao xa tiếng ồn thành phố
cùng với ta hai bạn này của Chúa
rượu và tình yêu, Lidia ơi.

Tiếng cười của chàng như tiếng pha lê

ôi Lieo, chàng trẻ trung muôn thuở
và đôi mắt Lidia lấp lánh quá
ôi tình yêu ơi người đã lên ngôi.

Những tia nắng phía dưới gác sân nhà

vẻ hào quang ngời lên màu đỏ thắm
trong ly rượu này dường như rung động
và trên sóng tóc em nữa, Lidia. 

Trên mái tóc của em, Lidia

một bông hồng tái nhợt đang dần chết
còn trong tim một nỗi buồn bất chợt
ngọn lửa tình yêu giờ cũng nhạt nhòa. 

Tại vì sao mà biển đang nức nở

tiếng thì thầm bí ẩn ở đằng xa?
và bài ca gì vậy, Lidia
bài ca mà thông biển đang hát đó?

Và những ngọn đồi ở chốn xa xa

muốn ôm mặt trời hoàng hôn màu đỏ
bóng lớn lên, lòng anh đây cứ ngỡ
chúng đang chờ nụ hôn cuối, Lidia. 

Dù bóng tối giờ này đà vây kín

Lieo này đang chờ đợi nụ hôn
và anh khát khao ánh mắt của em
nếu con ngựa mặt trời kia đổ xuống. 

Giờ khắc trôi. Đôi môi hồng ánh lên

bông hoa của hai tâm hồn đang nở
những cánh hoa khát khao đang thầm thĩ
em hãy giang vòng tay rộng với anh. 
……………
(*Giờ phá hủy –tiếng Latinh) 
(Lieo – Nghĩa là rượu)  

Ruit Hora


O desïata verde solitudine

lungi al rumor de gli uomini!
qui due con noi divini amici vengono,
vino ed amor, o Lidia.

Deh, come ride nel cristallo nitido

Lieo, l'eterno giovine!
come ne gli occhi tuoi, fulgida Lidia,
trïonfa amore e sbendasi!

Il sol traguarda basso ne la pergola,

e si rinfrange roseo
nel mio bicchiere: aureo scintilla e tremola
fra le tue chiome, o Lidia.

Fra le tue nere chiome, o bianca Lidia,

langue una rosa pallida;
e una dolce a me in cuor tristezza súbita
tempra d'amor gl'incendii.

Dimmi: perché sotto il fiammante vespero

misterïosi gemiti
manda il mare là giú? quai canti, o Lidia,
tra lor quei pini cantano?

Vedi con che desio quei colli tendono

le braccia al sole occiduo:
cresce l'ombra e li fascia: ei par che chiedano
il bacio ultimo, o Lidia.

Io chiedo i baci tuoi, se l'ombra avvolgemi,

Lieo, dator di gioia:
io chiedo gli occhi tuoi, fulgida Lidia,
se Iperïon precipita.

E precipita l'ora. O bocca rosea,

schiuditi: o fior de l'anima,
o fior del desiderio, apri i tuoi calici:
o care braccia, apritevi.


Xem thêm:


HUY CHƯƠNG NOBEL

Giải thưởng Nobel là một trong những giải thưởng Quốc tế uy tín nhất. Những người đoạt giải được công bố vào tuần thứ hai của tháng mười hàng năm. 

Alfred Nobel là nhà hóa học, kỹ sư và nhà phát minh. Phát minh nổi tiếng nhất của ông là thuốc nổ. Năm 1888, thay vì cáo phó về người anh là Ludvig Emmanuel Nobel qua đời, một tờ báo Pháp đã đăng bức ảnh của Alfred Bernhard Nobel với cáo phó tên là: “Người buôn bán tử thần đã qua đời”. Alfred Nobel tự hỏi mình sẽ giữ lại kỷ niệm nào cho đời. Sau đó, ông quyết định thay đổi di chúc đã viết trước đây. Gần một năm trước khi qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, Alfred Nobel đã quyết định bán tất cả tài sản của mình và gửi vào một ngân hàng. Thu nhập từ vốn lẫn lãi của số tiền này phải thuộc về một Quỹ và sẽ phân phối chúng hàng năm dưới dạng tiền thưởng cho những người trong năm trước đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.

Theo Điều lệ của Quỹ Nobel ngày 29 tháng 6 năm 1900: “Các tổ chức trao giải thưởng Nobel phải cung cấp cho mỗi người đoạt giải thưởng tiền mặt, bằng chứng nhận và huy chương vàng có hình Alfred Nobel với dòng chữ tương ứng”.

Huy chương các giải thưởng về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa do nhà điêu khắc, thợ khắc người Thụy Điển Erik Lindberg thiết kế. Huy chương của giải thưởng hòa bình - do nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland thiết kế. Huy chương của giải Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.

Ở mặt trước của các huy chương về Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là chân dung của Alfred Nobel và năm sinh, năm mất của ông bằng chữ số La Mã - MDCCCXXXIII - MDCCCXCVI. Chân dung của Alfred Nobel ở các huy chương của giải Hòa bình và giải Kinh tế có chút khác biệt với nhau. Dòng chữ chính ở mặt sau của các huy chương giải Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” (Phát minh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá), và hình ảnh thay đổi theo các biểu tượng của các tổ chức tương ứng trao giải thưởng Nobel. Ở mặt sau của huy chương giải Hòa bình có dòng chữ: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Ở mặt sau của huy chương giải Kinh tế không có trích dẫn nào cả. 


Các huy chương Nobel có thiết kế giống nhau kể từ năm 1902. Vậy thì tại sao không từ năm 1901, khi các giải thưởng đầu tiên được trao? Vào đầu năm 1901, nhà điêu khắc, thợ khắc tài năng người Thụy Điển Erik Lindberg được giao nhiệm vụ thiết kế các huy chương Nobel của Thụy Điển. Việc thiết kế huy chương của người Na Uy cho giải thưởng Hòa bình được giao cho nhà điêu khắc người Na Uy, ông Gustav Vigeland. Nhưng thiết kế mặt trái của huy chương Nobel Thụy Điển đã không được hoàn thành trước lễ trao giải đầu tiên vào năm 1901. Những người đoạt các giải Nobel năm 1901 đều nhận được một huy chương tạm thời - trên đó có khắc chân dung của Alfred Nobel - như một món quà lưu niệm cho đến khi huy chương thật hoàn thành. Huy chương thật đầu tiên được hoàn thành vào tháng 9 năm 1902. 

Trong những năm 1901-1902, Erik Lindbergh sống ở Paris. Ông chịu sự ảnh hưởng của các họa sĩ khắc Pháp thời kỳ đó. Bức chân dung của Nobel trên mặt trái của các huy chương Thụy Điển đã được hoàn thành đúng hạn vào tháng 10 năm 1901. Lý do của sự chậm trễ là các biểu tượng ở mặt sau của các huy chương cần được tất cả các tổ chức trao giải thưởng Nobel chấp thuận, nhưng một số mâu thuẫn nảy sinh ở đây. Sau những cuộc thảo luận kéo dài, Erik Lindbergh quyết định quay trở lại Stockholm vào tháng 11 năm 1901 để trình bày ý tưởng của mình. Các đề xuất của ông sau đó đã được chấp nhận và cuối cùng ông đã làm khuôn thạch cao để đúc các huy chương nhưng đã không thể hoàn thành đúng thời hạn. 


Trên tất cả các huy chương Nobel Thụy Điển, tên của những người đoạt giải được khắc rõ ràng ở mặt sau, còn tên của những người đoạt giải giải Hòa bình và Kinh tế được khắc trên cạnh của huy chương và không mấy rõ ràng. Điều này tạo ra một số vấn đề nhất định cho những người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1975 – đó là nhà kinh tế người Liên Xô Leonid Kantorovich và nhà kinh tế người Mỹ Tjalling Koopmans. Huy chương của họ bị trao nhầm ở Stockholm, sau lễ trao giải Nobel, những người đoạt giải trở về quê hương của họ với những huy chương sai tên. Vì điều này xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phải mất bốn năm nỗ lực ngoại giao để trao đổi huy chương giữa các chủ sở hữu.

Một câu chuyện thú vị khác đã xảy ra với các huy chương Nobel của ba người đoạt giải vật lý trong Thế chiến II: người Đức Max von Laue (1914), người Đức Do Thái James Franck (1925), và người Đan Mạch Niels Bohr (1922). Từ năm 1933, Viện Vật lý Lý thuyết của Giáo sư Bohr tại Copenhagen đã trở thành nơi ẩn náu cho các nhà vật lý người Đức gốc Do Thái. Max von Laue và James Frank đã để lại huy chương Nobel của họ ở đó để tránh bị chính quyền Đức tịch thu. Sau khi Đan Mạch bị chiếm đóng vào tháng 4 năm 1940, Bohr bắt đầu lo lắng về sự an toàn của các huy chương, theo hồi ký của nhà hóa học người Hungary gốc Do Thái George de Hevesy (giải Nobel hóa học năm 1943), người làm việc tại cùng viện. Ở Đức Quốc xã, việc chuyển vàng ra nước ngoài được coi là một hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Vì tên của những người đoạt giải đã được khắc trên các huy chương nên việc nhận ra chúng là không hề khó khăn và hậu quả của việc này là rất nghiêm trọng. Một trích dẫn từ hồi ký của George de Hevesy: “Tôi đã đề nghị giấu huy chương, nhưng Bohr không thích ý tưởng đó vì cho rằng người ta có thể tìm thấy chúng. Tôi quyết định đem làm hòa tan chúng. Trong khi lính Đức đang tuần tra dọc theo các đường phố Copenhagen, tôi đã kịp làm hòa tan các huy chương của James Frank và Max von Laue. Sau chiến tranh, Quỹ Nobel đã hào phóng trao tặng huy chương Nobel mới cho Laue và Frank”. Hevesy đã viết cho Laue sau chiến tranh rằng việc làm hòa tan các huy chương là khó khăn vì vàng là một kim loại cực kỳ không phản ứng. Lính Đức quốc xã đã chiếm viện Bohr và lục soát rất kỹ càng nhưng không tìm thấy gì. Các huy chương được làm tan chảy trong dung dịch vodka hoàng gia. Hevesy không đề cập đến huy chương Nobel của Niels Bohr. Nhưng các tài liệu Lưu trữ về Niels Bohr ở Copenhagen cho thấy huy chương của ông cũng như huy chương Nobel về Sinh lý học và Y khoa năm 1920 của August Krogh đã được tặng cho cuộc đấu giá tổ chức ngày 12 tháng 3 năm 1940 để ủng hộ Quỹ Cứu trợ Phần Lan. Các huy chương này được một người giấu tên mua lại và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Đan Mạch, nơi chúng vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. 

Mặt trước của các huy chương Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh lý học và Y khoa là giống nhau như đã nói ở trên. Mặt sau của huy chương Nobel Văn học mô tả một chàng trai trẻ ngồi dưới cây nguyệt quế, đang say mê lắng nghe và ghi lại bài hát của Nàng thơ. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Inventas vitam juvat excoluisse per artes”. (Sáng tạo làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua nghệ thuật khám phá). Nội dung này lấy ý tưởng từ hai câu thơ trong thiên sử thi Aeneid của Virgil (Khúc ca VI, dòng 662-663):

Quique pii vates et Phoebo digna locuti,
Inventas aut qui vitam excoluere per artis,
(Cho những ai trong số các nhà tiên tri nói rằng chỉ Phoebus là xứng đáng
Cho những ai tô điểm cho đời bằng cách tạo ra nghệ thuật cho người phàm).

Cũng cần nói rằng câu “Inventas vitam juvat excoluisse per artes” dịch ra tiếng Việt có thể dịch theo nghĩa đen hoặc bóng và cho từng lĩnh vực cũng cần phải dịch tương thích. Thí dụ từ “phát minh” dùng trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học hay Sinh lý học và Y khoa thì trong Văn học phải là “sáng tạo”… 
Phía dưới hình của Nàng thơ và chàng trai trẻ khắc tên người được trao giải và dòng chữ “ACAD. SUEC” (viết tắt của Viện Hàn lâm Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Văn học do Eric Lindbergh thiết kế. 


Mặt sau huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa mô tả Thiên tài Y học giữ cuốn sách mở trên đùi và hứng dòng nước chảy từ vách đá để làm dịu cơn khát của một cô gái bị bệnh. Dòng chữ trên huy chương Nobel Sinh lý học và Y khoa có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Y học và cô gái khắc tên người được giải và dòng chữ: “REG. UNIVERSITAS MED. CHIR. CAROL” (viết tắt của từ Hội đồng Nobel của Viện Karonlinska). Huy chương giải Nobel Sinh lý học và Y khoa do Eric Lindbergh thiết kế. 

Hình nghiêng của Alfred Nobel ở mặt trước của huy chương Nobel Hòa bình hơi khác so với chân dung của ông trên các huy chương khác. Trên mặt sau của huy chương này là ba người đàn ông đứng thành vòng tròn trong vòng tay anh em bè bạn. Dòng chữ trên huy chương có nội dung: “Pro pace et fraternitate gentium” (Vì hòa bình và tình huynh đệ). Dòng chữ “Prix Nobel de la Paix” (Giải Nobel Hòa bình), năm trao giải và tên của người đoạt giải được khắc trên cạnh của huy chương. Huy chương giải Nobel Hòa bình do Gustav Vigeland thiết kế.

Mặt sau huy chương Nobel Vật lý và Hóa học (giống hệt nhau) mô tả nữ thần Tự nhiên nổi lên từ đám mây cầm trên tay sừng dê hoa quả (Cornucopia) tượng trưng cho sự phong phú và giàu có. Đứng bên cạnh là Thiên tài Khoa học đang hé mở chiếc khăn choàng che đầu Nữ thần Tự nhiên. Dòng chữ trên Huy chương Nobel Vật lý và Hóa học có nội dung như trên Huy chương Nobel Văn học đã nói trên. Phía dưới hình của Thiên tài Khoa học và Nữ thần Tự nhiên là tên của người đoạt giải và dòng chữ: “REG. ACAD. SCIENT. SUEC” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương giải Nobel Vật lý và Nobel Hóa học do Eric Lindbergh thiết kế. 

Mặt trước của Huy chương Nobel Kinh tế khắc hình nghiêng của Alfred Nobel và hai chiếc sừng dê hoa quả (Cornucopia) chéo nhau ở phía bên dưới. Dòng chữ vòng quanh ghi: “Sveriges Riksbank till Alfred Nobels Minne 1968” (Ngân hàng Trung ương Thụy Điển tưởng nhớ Alfred Nobel). Trên mặt sau của Huy chương là biểu tượng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển dưới dạng ngôi sao Bắc Đẩu, ba vương miện nhỏ và một lớn ở trên cùng. Dòng chữ trên mặt sau của huy chương có nội dung: “Kungliga Vetenskaps Akademien” (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển). Huy chương Nobel Kinh tế do Gunvor Svensson-Lundqvist thiết kế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét