Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Giorgos Seferis - Giải Nobel Văn học năm 1963


Giorgos Seferis (1900-1971) tên thật là Giorgos Stilianu Seferiadis - nhà thơ, nhà ngoại giao Hy Lạp, giải Nobel Văn học năm 1963.

Sinh ngày 19-2-1900 tại Smyrna (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Lên 14 tuổi theo gia đình chuyển về Athen, năm 1918 theo bố sang Paris. Năm 1922 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Smyrna, người Hy Lạp từ giã vùng đất họ đã sống 2000 năm. Seferis học luật và say mê văn chương, làm việc tại Bộ ngoại giao Hoàng gia Hy Lạp. Trong thế chiến II Hy Lạp bị Đức chiếm đóng, Giorgos Seferis cùng chính phủ Hy Lạp sống lưu vong ở nước ngoài.

Sau chiến tranh, G. Seferis tiếp tục làm việc ở Bộ Ngoại giao Hy Lạp, giữ các trọng trách ở Ankara (1948 - 1950), London (1951 - 1953), Lebanon, Syria, Jordan và Iraq (1953 - 1956) và là Đại sứ Hoàng gia Hy Lạp ở Anh từ năm 1957 tới 1961. Ông nhận được rất nhiều bằng danh dự và giải thưởng, trong đó có bằng Tiến sĩ danh dự của các trường đại học Cambridge (1960), Oxford (1964), Salonika (1964) và Princeton (1965).

Tập thơ đầu tiên Điểm ngoặt (Strofi, 1931) chỉ in 150 bản, tên sách trong nguyên tác vừa có nghĩa "Khổ thơ", vừa có nghĩa "Điểm ngoặt", tượng trưng cho một bước chuyển mới trong thơ Hy Lạp. Tiếp đó là tập thơ trữ tình theo chủ nghĩa tượng trưng Cái bể nước (1932) đề cập đến những ước mơ trong sâu thẳm tâm hồn con người, những ước mơ bị quên lãng trong cuộc sống ngày thường. Trong những tác phẩm sau này, G. Seferis nói nhiều đến sự hiện hữu của quá khứ trong hiện tại, bắt đầu bằng Thần thoại (1935). Ngoài các tác phẩm thơ, năm 1962 ông xuất bản tập Tiểu luận, và năm 1965 là tuyển tập dịch thơ của các nhà thơ Anh, Pháp, Mỹ mang tên Bản sao. Sáng tác thơ của G.Seferis giai đoạn 1924 - 1955 được in cả ở Hy Lạp và Mỹ.

Thơ của Seferis về những đề tài như: cái chết, sự mất mát và hỗn mang. Nhân vật trong thơ ông thường là những người lãng du muôn thuở buồn nhớ về thiên đường đã mất. Năm 1963 ông được trao giải Nobel Văn học “vì những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc”. Giorgos Seferis mất tại Athen ngày 20-9-1971.



Tác phẩm:
- Điểm ngoặt (Στροφήi, 1931), thơ
- Cái bể nước (Στέρνα, 1932), thơ
- Thần thoại (Μυθιστόρημα, 1935), thơ
- Cuốn sách bài tập (Τετράδιο Γυμνασμάτων, 1940), thơ
- Nhật kí hải trình I (Ημερολόγιο Καταστρώματος I, 1940), thơ
- Nhật kí hải trình II (Ημερολόγιο Καταστρώματος II, 1944), thơ
- Xô đẩy (Κίχλη, 1947), thơ
- Nhật kí hải trình III (Ημερολόγιο Καταστρώματος III, 1955), thơ
- Ba bài thơ bí mật (Τρία Κρυφά Ποιήματα, 1966), thơ
- Tiểu luận (Δοκιμές, 1962), tiểu luận
- Bản sao (Αντιγραφές, 1965), thơ dịch
- Cuốn sách bài tập II (Τετράδιο Γυμνασμάτων II, 1976), thơ



HÊLEN

TEUCER: … để giành được đảo Síp, Apollo ra lệnh
xây dựng ở đó thành phố lấy theo tên của
thành phố Salamis quê hương.
.............
..................................... ...........................
HELEN: Tôi chưa đến Tơ-roa, đấy chỉ là bóng ma.

.................................................. ...........................

NGƯỜI ĐẦY TỚ: Cái gì? Tất cả đau đớn chỉ là một bóng ma.
(Euripedes, Helen)


“Ở Platres chim họa mi không cho bạn ngủ”

Những chú họa mi ẩn trong lá thì thầm
Chim đem sự mát mẻ vang vọng cho rừng
Đem cho thể xác và cho cả linh hồn
Của những ai tin rằng không còn quay lại nữa.
Giọng điếc đặc, dò dẫm trong trí nhớ
Những bước chân, không dám gọi “nụ hôn”
Trong cơn giận của người nô lệ nữ.

“Ở Platres chim họa mi không cho bạn ngủ”

Platres ở đâu? Ai biết những đảo này?
Tôi cả đời chưa từng nghe tên gọi ấy:
Thành phố mới và sự điên cuồng mới
Của con người và của cả thánh thần
Số phận tôi rung lên
Giữa thanh kiếm chết người của Ajax
Và người nào đấy có tên là Salamis
Đã đưa tôi đến bờ biển này đây.
Vầng trăng
Nhô lên từ biển như nữ thần Aphrodite
Vầng trăng ơi, vầng trăng che khuất
Chòm Nhân Mã, và hướng về Hồ Cáp
Tất cả đổi thay. Ở đâu sự thật?
Tôi cũng là một cung thủ trong chiến tranh
Số phận tôi là số phận người có mũi tên đi lạc.

Ôi họa mi, như người hát
Trong cái đêm trên bờ biển Proteus
Những nô lệ Spartan nghe đến mê say
Rồi họ khóc, Helen cũng trong số này!
Đấy là người mà ta tìm khắp Scamander năm ấy
Nàng ở gần sa mạc. Và khi tôi đến đấy
Nàng kêu lên: “Tất cả đều nói dối
Ta chưa từng bước lên con tàu xanh
Chưa từng đến Tơ-roa thuở chiến tranh!”

Ngực nhô cao và nắng trên mái tóc
Một thân hình cao
Bóng và nụ cười ở khắp mọi nơi
Trên vai, trên đầu gối, trên đùi
Làn da trắng mịn màng và đôi mắt
Có bờ mi dài.
Nàng ở nơi bến bờ xa lắc.
Thế còn ở Tơ-roa?
Ở Tơ-roa chỉ có bóng ma.
Paris nằm trên giường với bóng
Tựa như ôm con người sống động
Thế mà trong suốt mười năm
Chúng ta chém giết nhau và chết vì Helen.

Ôi Hy Lạp đau thương
Bao nhiêu máu xương người đổ xuống
Trên ruộng đồng, trên biển
Bao nhiêu linh hồn
Như trong cối xay lúa
Đầu rơi máu chảy thành sông
Vì một điều gì đấy trống không
Hay vì loài bướm
Vì cái gì trống rỗng, vì Helen.
Đâu rồi người anh em của tôi?
Chim họa mi, họa mi đâu rồi
Đâu là Thần, đâu không phải Thần, điều gì ở giữa?

“Ở Platres chim họa mi không cho bạn ngủ”

Con chim buồn thương
Bay về đảo Síp dạt dào sóng vỗ
Gợi cho tôi một nỗi nhớ quê hương
Và tôi hòa mình vào câu chuyện cổ
Nếu đó là sự thật và những đồng hương
Sẽ không còn rơi vào bẫy của thánh thần
Của những câu chuyện cổ
Nếu đó là sự thật và sau nhiều năm
Sẽ có một Teucer nào đó
Hoặc một Ajax, Hecuba, một Priam
Hoặc một người nào không tuổi không tên
Mà người này đã từng
Thấy Scamander xác người chất đống
Và khi người ta mang tin đến
Rằng bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu cuộc đời
Đã rơi vào vực thẳm
Chỉ vì một cái gì trống rỗng, một Helen.
_________
*Bài thơ dựa trên câu chuyện rút ​​từ bi kịch “Helen” của Euripides. Teucer, em trai của Ajax, là một cung thủ xuất sắc trong trận Tơ-roa nhưng Telamon, cha của Ajax và Teucer, thất vọng trước cái chết của một người con trai (Ajax, không thể  chịu nổi cảnh tòa đã không xử cho ông được hưởng chiến lợi phẩm của Achilles mà đã trao cho Odysseus, trở nên điên rồ và giết hết bầy cừu của dân Achaea, nghĩ rằng giết các nhà lãnh đạo, đến khi bình tĩnh lại, không thể chịu được sự xấu hổ đã tự tử bằng cách gieo mình vào thanh kiếm của mình). Telamon đã đuổi Teucer đi lưu đày. Apollo ra lệnh cho Teucer đi đến Síp và thành lập một thành phố, gọi theo tên thành phố quê hương là Salamis. Trên đường đến Síp Teucer đi lạc sang Ai Cập, ở vùng đồng bằng sông Nile, nơi đã từng sống Proteus (mà nhiều thế kỷ sau đó sẽ lập nên thành phố Alexandria) - Homer coi Proteus là thần biển, Euripides gọi ông là một vị vua khôn ngoan và tĩnh lặng, các vị thần đã mang Helen sang giấu ở đấy trong suốt cuộc chiến Tơ-roa. Teucer gặp Helen và biết rằng ở Troa chỉ có bóng ma của nàng. Tất cả những tên riêng khác đều là những nhân vật rất nổi tiếng trong Thần thoại Hy Lạp nên chúng tôi không chú thích ở đây.



ΕΛΕΝΗ


ΤΕΥΚΡΟΣ ... ες γην εναλίαν Κύπρον ου μ' εθέσπισεν

οικείν Απόλλων, όνομα νησιωτικόν
Σαλαμίνα θέμενον της εκεί χάριν πάτρας.
..............................................................
ΕΛΕΝΗ: Ουκ ήλθον ες γην Τρωάδ' , αλλ' είδωλον ήν.
.............................................................
ΑΓΓΕΛΟΣ: Τι φής;
Νεφέλης άρ' άλλως είχομεν πόνους πέρι;

ΕΥΡΙΠΙΔΗΣ,ΕΛΕΝΗ


"Τ' αηδόνια δε σ' αφήνουνε να κοιμηθείς στις Πλάτρες''.


Αηδόνι ντροπαλό, μες στον ανασασμό των φύλλων,

σύ που δωρίζεις τη μουσική δροσιά του δάσους
στα χωρισμένα σώματα και στις ψυχές
αυτών που ξέρουν πως δε θα γυρίσουν.
Τυφλή φωνή, που ψηλαφείς μέσα στη νυχτωμένη μνήμη
βήματα και χειρονομίες. δε θα τολμούσα να πω φιλήματα.
και το πικρό τρικύμισμα της ξαγριεμένης σκλάβας.

"Τ' αηδόνια δε σ' αφήνουνε να κοιμηθείς στις Πλάτρες".


Ποιες είναι οι Πλάτρες; Ποιος το γνωρίζει τούτο το νησί;

Έζησα τη ζωή μου ακούγοντας ονόματα πρωτάκουστα:
καινούργιους τόπους, καινούργιες τρέλες των ανθρώπων
ή των θεών.
η μοίρα μου που κυματίζει
ανάμεσα στο στερνό σπαθί ενός Αίαντα
και μιαν άλλη Σαλαμίνα
μ' έφερε εδώ σ' αυτό το γυρογιάλι.
Το φεγγάρι
βγήκε απ' το πέλαγο σαν Αφροδίτη.
σκέπασε τ' άστρα του Τοξότη, τώρα πάει να 'βρει
την καρδιά του Σκορπιού, κι όλα τ' αλλάζει.
Πού είναι η αλήθεια;
Ήμουν κι εγώ στον πόλεμο τοξότης.
το ριζικό μου, ενός ανθρώπου που ξαστόχησε.

Αηδόνι ποιητάρη,

σαν και μια τέτοια νύχτα στ' ακροθαλάσσι του Πρωτέα
σ' άκουσαν οι σκλάβες Σπαρτιάτισσες κι έσυραν το θρήνο,
κι ανάμεσό τους-ποιος θα το 'λεγε-η Ελένη!
Αυτή που κυνηγούσαμε χρόνια στο Σκάμαντρο.
Ήταν εκεί, στα χείλια της ερήμου. την άγγιξα, μου μίλησε:
"Δεν είν' αλήθεια, δεν είν' αλήθεια" φώναζε.
"Δεν μπήκα στο γαλαζόπλωρο καράβι.
Ποτέ δεν πάτησα την αντρειωμένη Τροία".

Με το βαθύ στηθόδεσμο, τον ήλιο στα μαλλιά, κι αυτό

το ανάστημα
ίσκιοι και χαμόγελα παντού
στους ώμους στους μηρούς στα γόνατα.
ζωντανό δέρμα, και τα μάτια
με τα μεγάλα βλέφαρα,
ήταν εκεί, στην όχθη ενός Δέλτα.
Και στην Τροία;
Τίποτε στην Τροία-ένα είδωλο.
Έτσι το θέλαν οι θεοί.
Κι ο Πάρης, μ' έναν ίσκιο πλάγιαζε σα να ήταν πλάσμα
ατόφιο.
κι εμείς σφαζόμασταν για την Ελένη δέκα χρόνια .

Μεγάλος πόνος είχε πέσει στην Ελλάδα.

Τόσα κορμιά ριγμένα
στα σαγόνια της θάλασσας στα σαγόνια της γης.
τόσες ψυχές
δοσμένες στις μυλόπετρες, σαν το σιτάρι.
Κι οι ποταμοί φουσκώναν μες στη λάσπη το αίμα
για ένα λινό κυμάτισμα για μια νεφέλη
μιας πεταλούδας τίναγμα το πούπουλο ενός κύκνου
για ένα πουκάμισο αδειανό, για μιαν Ελένη.
Κι ο αδερφός μου;
Αηδόνι αηδόνι αηδόνι,
τ' είναι θεός; τι μη θεός; και τι τ' ανάμεσό τους;

"Τ' αηδόνια δε σ' αφήνουνε να κοιμηθείς στις Πλάτρες".


Δακρυσμένο πουλί,

στην Κύπρο τη θαλασσοφίλητη
που έταξαν για να μου θυμίζει την πατρίδα,
άραξα μοναχός μ' αυτό το παραμύθι,
αν είναι αλήθεια πως αυτό είναι παραμύθι,
αν είναι αλήθεια πως οι άνθρωποι Δε θα ξαναπιάσουν
τον παλιό δόλο των θεών.
αν είναι αλήθεια

πως κάποιος άλλος Τεύκρος, ύστερα από χρόνια,

ή κάποιος Αίαντας ή Πρίαμος ή Εκάβη
ή κάποιος άγνωστος, ανώνυμος που ωστόσο
είδε ένα Σκάμαντρο να ξεχειλάει κουφάρια,
δεν το 'χει μες στη μοίρα του ν' ακούσει
μαντατοφόρους που έρχουνται να πούνε
πως τόσος πόνος τόση ζωή
πήγαν στην άβυσσο
για ένα πουκάμισο αδειανό για μιαν Ελένη.



MÀN SƯƠNG(1)

“Say it with a Ukulele…”

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Từ máy hát vang lên lời hát cũ
Em yêu ơi, anh biết hát bài gì
Để cho em hiểu rằng anh buồn bã.

Kẻ hành khất chơi cây đàn phong cầm
Tay chạm lên phím đàn rất cẩn trọng –
Hãy đi xuống đây những thiên thần
Nhưng thiên thần ngồi khóc trong lo lắng.

Thiên thần đã sẵn sàng đi
Nhưng mặt đất mây che kín
Ta nghèo khó đến ngày cuối tận
Bởi thiên thần quên đến với ta.

Cuộc đời ta lạnh lùng như biển
Sống ra sao ư? Như ở trong sương
Chìm đắm những linh hồn
Như đá chìm trong biển.

Cây run rẩy tựa san hô
Màu xanh trở thành màu xám
Đang ngủ yên những chiếc xe thồ
Từ lâu trên mặt đất quên lãng.

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Lời ca không còn sức mạnh nữa
Tình yêu ơi, đâu ngôi đền của em muôn thuở?
Sao nơi này ta lạnh lẽo nhường kia!

Giá mà cuộc đời đi theo đường thẳng
Anh và em không biết đến ưu phiền
Nhưng trò chơi số phận
Bước ngoặt trong đời thay đổi triền miên.

Đợi đến khi nào? Không ai biết
Lửa cháy lên trong sương khói hoàng hôn
Trong màn sương ta đánh mất con đường
Giữa hai ngọn lửa tâm hồn đau thắt.

Số kiếp ta. Đâu hạnh phúc chúng mình
Ngày chết dần trong vương quốc đêm tối
Xung quanh bóng đêm. Em hãy đi tìm
Hãy đi tìm cho con đường ngắn lại!

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Những móng tay em ánh lên màu đỏ
Dưới ánh sáng sao trời anh bỗng nhớ
Vật trang sức bằng đá muộn màng kia.

London, Giáng sinh 1924.
__________________

* Ukulele: Đàn ghi ta Hawaii.

FOG

Say it with a ukulele


«Πες της το μ’ ένα γιουκαλίλι…»

γρινιάζει κάποιος φωνογράφος·
πες μου τι να της πω, Χριστέ μου,
τώρα συνήθισα μονάχος.

Με φυσαρμόνικες που σφίγγουν

φτωχοί μη βρέξει και μη στάξει
όλο κι κράζουν τους αγγέλους
κι είναι οι αγγέλοι τους μαράζι.

Κι οι αγγέλοι ανοίξαν τα φτερά τους

μα χάμω χνότισαν ομίχλες
δόξα σοι ο θεός, αλλιώς θα πιάναν
τις φτωχιές μας ψυχές σαν τσίχλες.

Κι είναι η ζωή ψυχρή ψαρίσια

-Έτσι ζεις; - Ναι! Τι θες να κάνω·
τόσοι και τόσοι είναι οι πνιμένοι
κάτω στις θάλασσας τον πάτο.

Τα δέντρα μοιάζουν με κοράλλια

που κάπου ξέχασαν το χρώμα
τα κάρα μοιάζουν με καράβια
που βούλιαξαν και μείναν μόνα…

«Πες της το μ’ ένα γιουκαλίλι…»

Λόγια για λόγια, κι άλλα λόγια;
Αγάπη πού `ναι η εκκλησιά σου
βαρέθηκα πια στα μετόχια

Α!, να ’ταν η ζωή μας ίσια

πώς θα την πέρναμε κατόπι
μα αλλιώς η μοίρα το βουλήθη
πρέπει να στρίψεις σε μια κόχη.

Και ποια είν’ η κόχη; Ποιος την ξέρει;

Τα φώτα φέγγουνε τα φώτα
άχνα! δε μας μιλούν οι πάχνες
κι έχουμε την ψυχή στα δόντια.

Τάχα, παρηγοριά θα βρούμε;

Η μέρα φόρεσε τη νύχτα
όλα είναι νύχτα, όλα είναι νύχτα
κάτι θα βρούμε ζήτα- ζήτα…

«Πες της το μ’ ένα γιουκαλίλι…»

Βλέπω τα κόκκινά της νύχια
μπρος στη φωτιά πως θα γυαλίζουν
και τη θυμάμαι με το βήχα.

Λονδίνο, Χριστούγεννα 1924


TỪ CHỐI

Bờ biển màu trắng và bí ẩn
Như chim bồ câu trên bờ
Ta khát nước vào giữa trưa
Nhưng mà nước mặn.

Trên bãi cát vàng
Ta đem viết tên em
Nhưng mà cơn gió biển
Đã chùi sạch cái tên.

Với đam mê và xúc cảm
Và ước muốn của trái tim
Ta đã bắt đầu sống: sai lầm!
Và ta đã làm đổi thay cuộc sống.


TẮT GIỌNG NÓI CỦA EM

Tắt giọng nói của em - ánh nắng chiều
Hoàng hôn đã tắt
Số phận của anh, ôi em yêu
Đêm đến là em biến mất.

Chỉ một lần, trong giờ khắc
Thế giới hoang vu. Anh còn lại một mình
Tình đã chết, còn lại chiếc bình
Trong bình không giọt sương hay nước.

Đêm đến, và đã không còn
Cái miền quê em đã tắm
Đâu rồi miền quê, đâu rồi bờ biển
Vĩnh biệt em! Niềm hạnh phúc của anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét